Slide bài giảng Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Đọc 3: Tầng hai
Slide điện tử Bài 5 Đọc 3: Tầng hai. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: TẦNG HAI
Câu 1: Hành động, ý nghĩ của nhân vật Phan như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Phan là một cô gái với cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn. Đồng thời cô là một cô sống nội tâm và có chút rụt rè, không muốn gây phiền toái cho ai.
Câu 2: Phan đã nảy ra ý định gì? Ý định ấy nảy ra khi nào?
Trả lời rút gọn:
Phan quyết định không nghĩ đến những vấn đề tài chính để đầu óc của cô được nhàn rỗi.
Ý định này nảy sinh khi cô muốn đầu óc được nghỉ ngời.
Câu 3: Nhân vật Phan lắng nghe được những âm thành nào lúc đêm khuya?
Trả lời rút gọn:
Nhân vật Phan lắng nghe được
+ Tiếng bà mẹ già ngủ mê
+ Tiếng chạy của cậu con trai
+ Tiếng lay gọi mẹ
+ Tiếng khóc của cô gái khi không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về.
Câu 4: Cảnh sinh hoạt ở tầng hai vào buổi sáng sớm được thể hiện qua những phương diện nào?
Trả lời rút gọn:
Tiếng vô tuyến được văn to vô-lum; tiếng gõ bát đũa lanh canh; tiếng la oai oái của cặp vợ chồng -> Âm thanh hỗn tạp.
Câu 1: Hãy tóm tắt truyện Tầng hai. Từ đó, nhận xét về cốt truyện và bố cục của văn bản.
Trả lời rút gọn:
Phan là một cô gái trẻ sinh ra ở tỉnh lẻ. Gia đình Phan gồm có bố mẹ và chị gái. Họ không phải là gia đình giàu có. Ở quê, từng có lúc mẹ Phan phải đi vay nợ để chăm lo cho con ăn học. Sau khi tốt nghiệp đại học, Phan không về quê lập nghiệp mà ở lại Hà Nội. Phan làm việc năng nổ, chăm chỉ ở Phòng Tiếp thị – Thị trường của một công ty. Cô khao khát trở nên giàu có. Phan kí hợp đồng thuê căn phòng tầng một trong căn nhà hai tầng ở Vân Hồ làm chỗ ở. Căn phòng như cái hộp, thông với tầng hai qua lối cầu thang. Phan làm việc suốt ngày ở công ty, khi về phòng trọ thì thường vào lúc đêm khuya. Phan sống kín đáo, khép mình, sợ gây ồn ào làm phiền chủ nhà sống trên tầng hai. Ở trong phòng riêng, Phan thường nghe được những âm thanh vọng xuống. Trên tầng hai có bà mẹ sống cùng vợ chồng người con trai. Bà mẹ ngoài sáu mươi tuổi, ở phòng riêng, bị bệnh thấp khớp, chân tay hay tê mỏi, hay ngủ mê. Anh con trai tên Thắng làm việc ở xưởng in. Thỉnh thoảng đêm khuya chưa thấy chồng về nhà, chị vợ lại tủi thân, bật khóc. Những lúc như thế, bà mẹ dịu dàng khuyên nhủ, an ủi con dâu. Có lúc, Phan nghe được cuộc trò chuyện của đôi vợ chồng, cuộc trò chuyện của người mẹ và anh con trai. Đôi vợ chồng quan tâm đến nhau, anh con trai lo lắng cho sức khoẻ của mẹ, còn bà mẹ thì quan tâm, lo lắng cho người con dâu đang mang thai. Rồi một ngày, chị vợ sinh em bé, căn nhà rộn ràng. Những người trên tầng hai trò chuyện thân mật, đùa vui, cưng nựng em bé mới chào đời. Phan dự định rồi lại rụt rè không dám bước lên tầng hai nhưng rồi Phan cũng lên thăm cháu bé sơ sinh. Lần đầu được nhìn rõ không gian sinh hoạt của gia đình chủ nhà, Phan rất ngạc nhiên. Không ngờ những âm thanh sống động và tiếng nói cười hạnh phúc lại có thể xuất hiện ở nơi chốn giản dị đến thế. Phan nghĩ về gia đình mình, về người mẹ, người chị gái ở quê. Phan hình dung những khuôn mặt thân thương ruột thịt mà lâu rồi Phan đã không mường tượng. Phan nghĩ đó là hạnh phúc, vậy mà lâu nay cô cứ mải mốt tìm kiếm nó ở đẩu ở đâu.
=> Cốt truyện đời thường, không có cao trào và kịch tính. Các sự việc trong văn bản viết theo trình tự thời gian. Bố cục chia làm 5 phần rõ ràng.
Câu 2: Truyện diễn ra trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào? Cách tác giả từng bước mở rộng bối cảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?
Trả lời rút gọn:
- Bối cảnh của truyện: Một ngôi nhà hai tầng, màu xanh biển nằm quay lưng ra công viên ở Hà Nội.
- Thời gian: Chủ yếu vào chiều tối, đêm khuya.
- Tác giả viết truyện theo diễn biến thời gian các sự việc xảy ra, đan xen với các hồi ức, suy nghĩ nhân vật.
=> Tác giả đã miêu tả được cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn, một cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội làm với khát khao làm giàu. Cuộc sống của cô đối lập hoàn toàn với gia đình 3 người ở tầng trên. Giây phút nhìn cuộc sống trên tầng 2, Phan lại nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến.
Câu 3: Nhân vật “bà mẹ” sống trong căn nhà hai tầng có phẩm chất, tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện phẩm chất, tính cách của nhân vật này.
Trả lời rút gọn:
Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai:
- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói."
- Bà rất yêu gia đình của mình:
+ Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu.
+ Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.
+ Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang.
Câu 4: Ai là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhân vật Thắng và gia đình nhân vật Phan? Tìm các chi tiết trong truyện thể hiện tính cách của nhân vật này.
Trả lời rút gọn:
- Nhân vật Phan là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình Thắng và hoàn cảnh sống của Phan.
- Chi tiết cho thấy cảm nghĩ của người quan sát:
+ Người mẹ biết quan tâm, lo lắng cho sự an toàn, sức khỏe, sự êm ấm của gia đình.
+ Người con trai biết yêu thương, chăm lo cho người mẹ.
+ Người con dâu dịu dàng, biết chăm lo cho mẹ chồng.
+ Chị con dâu lo lắng, khóc tức tưởi.
Câu 5: Vì sao nhân vật Phan lại ngẫm nghĩ: " Hóa ra ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm."? Theo em, đây có phải là chủ đề của truyện không? Hãy làm rõ ý kiến của em.
Trả lời rút gọn:
Theo em, câu nói "Hóa ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm" là phản ánh cuộc chạy đua sau thành công và giàu có, khiến người ta dễ dàng bỏ qua những giá trị thiết thực và đơn giản trong cuộc sống. Chủ đề của truyện "Tầng hai" là một lời nhắc nhở về ý nghĩa của hạnh phúc và giá trị thực sự của cuộc sống gia đình. Nó thể hiện rằng hạnh phúc không phụ thuộc vào tài sản và thành công vật chất, mà đến từ những niềm vui giản dị, niềm hạnh phúc nhỏ bé nhưng quan trọng của cuộc sống hàng ngày.
Từ cuộc gặp gỡ với người hàng xóm, Phan đã trở nên ý thức hơn về việc tập trung vào gia đình và chia sẻ niềm vui cùng nhau, chứ không chỉ theo đuổi tiền bạc và thành công vô tận. Điều này làm thay đổi tư duy và quan niệm sống của anh, giúp anh định vị lại hạnh phúc và ý nghĩa thực sự trong cuộc sống.
Câu 6: Từ truyện ngắn Tầng hai, em có suy nghĩ gĩ về mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại?
Trả lời rút gọn:
Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.