Slide bài giảng Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 1: Tôi có một giấc mơ
Slide điện tử Bài 9 Đọc 1: Tôi có một giấc mơ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ
Câu 1: Hãy tìm hiểu Tuyên ngôn Giải phóng con người mà tác giả nhắc đến.
Trả lời rút gọn:
- Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ (tiếng Anh: Emancipation Proclamation) gồm hai văn lệnh hành pháp do Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đề xuất trong thời nội chiến Hoa Kỳ.
- Bản tuyên ngôn giải phóng đã đánh mạnh cả vào lúc khi sự giải phóng nô lệ chỉ diễn ra tại những nơi mà Chính phủ Liên bang không nắm quyền, nhưng trong thực tiễn, nó cố gắng thuyết phục Liên bang xóa bỏ chế độ nô lệ, điều mà gây tranh cãi ở miền bắc.
Câu 2: Kinh muốn thuyết phục những người tham gia tuần hành không làm điều gì?
Trả lời rút gọn:
Kinh muốn thuyết phục những người tham gia tuần hành
+ không được phép gây ra những hành động sai trái
+ không được phép cố gắng làm dịu cơn khát tự do của mình bằng cách uống nước từ chiếc cốc của sự đắng cay và lòng thù hận
+ không cho phép sự kháng nghị sáng tạo của họ thoái hóa thành hành động bạo lực thô bạo
+ không để tinh thần chiến đấu dẫn họ đến hành động ngờ vực tất cả những người da trắng.
Câu 3: Sau mỗi điệp khúc "Tôi có một giấc mơ" là một ước mong nào của tác giả?
Trả lời rút gọn:
Sau mỗi điệp khúc "Tôi có một giấc mơ" là một ước mong về một một cuộc sống mà ở đó mọi người đều bình đẳng, không có nạn phân biệt chủng tộc.
Câu 1: Luận đề của bài viết Tôi có một giấc mơ là gì? Luận đề ấy đã được triển khai qua các phần thế nào?
Trả lời rút gọn:
- Luận đề của bài viết Tôi có một giấc mơ là kêu gọi đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
- Luận đề ấy đã được triển khai qua các phần:
Phần 1: Thực trạng cuộc sống người da đen
Phần 2: Cuộc đấu tranh của những người da đen
Phần 3: Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ
Câu 2: Ở phần 1, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã thuyết phục mọi người về sự tham gia của mình trong hoạt động tuần hành bằng cách nào?
Trả lời rút gọn:
- Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.
- Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.
=> Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình
=> Cần phải kết thúc thảm trạng này
Câu 3: Trong phần 2, để làm rõ luận điểm “Chúng ta không bao giờ thoả mãn...” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Vì sao người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể?
Trả lời rút gọn:
- Những lí lẽ được sử dụng trong bài:
+ Và khi chúng ta bước đi, chúng ta phải cam kết rằng chúng ta luôn luôn tiến về phía trước. Chúng ta không được phép quay lại.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà cơ thể chúng ta mệt mỏi sau chặng đường dài, không thể thuê một căn phòng trong các nhà nghỉ dọc đường cao tốc hay các khách sạn trong thành phố.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi những đứa trẻ của chúng ta còn bị tước đoạt cá tính và bị đánh cắp nhân phẩm bởi kí hiệu tuyên bố “Chỉ dành cho người da trắng”.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử và bất kì người da đen nào ở Niu Oóc (New York) cũng nghĩ rằng anh ta chẳng có gì để bầu cử.
- Người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể vì cho đến thời điểm đấy, người da đen chưa có nhưng quyền lợi này. Đây đều là những mong muốn mà người da đen và họ đang đấu tranh vì nó.
Câu 4: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này trong việc thể hiện mục đích, thái độ của người diễn thuyết.
Trả lời rút gọn:
- Biện pháp điệp ngữ "Tôi có một giấc mơ" được sử dụng linh hoạt trong bài viết.
- Tác dụng: Biểu đạt cảm xúc rõ nét nhất, bộc lộ được cảm xúc, mong muốn của người viết về một cuộc sống bình đẳng không có nạn phân biệt chủng tộc.
Câu 5: Chọn một trong hai luận điểm sau và dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ:
- “Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay đã trở thành hiện thực.
- “Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.
Trả lời rút gọn:
Gợi ý: “Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.
LÍ LẼ | DẪN CHỨNG |
+ Những người Châu Phi đầu tiên bị bắt làm nô lệ và đưa đến Mỹ 400 năm về trước, và họ đã cam chịu làm nô lệ trong suốt 250 năm trước khi cuộc Nội Chiến kết thúc chế độ này vào năm 1865. + Ngay cả khi đã tiến bộ qua học vấn và nỗ lực cá nhân, người Mỹ Da Đen thường xuyên vẫn phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực từ người Mỹ Da Trắng, các nhóm thù hận, nhân viên chính phủ và cảnh sát. + Bạo lực dựa trên phân biệt chủng tộc đã lan rộng và bao gồm cả những hành động khủng bố như đánh bom nhà thờ, tấn công người Da Đen khi họ dọn vào các khu vực Da Trắng,... | + Vào năm 1921, một cộng đồng Da Đen thành đạt ở Tulsa, Oklahoma bị đốt thiêu rụi bởi người da trắng được cảnh sát địa phương trang bị vũ khí, và 300 người bị giết chết. + Emmett Till, một thiếu niên 14 tuổi đã bị một nhóm đàn ông Da Trắng giết chết sau khi họ đặt ra cáo buộc là Till đã huýt sáo trêu chọc một người phụ nữ Da Trắng. |
Câu 6: Với tiêu đề “Giấc mơ của tôi”, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) hoặc vẽ một bức tranh thể hiện mong muốn về sự chấm dứt một tình trạng xấu / tiêu cực nào đó đang xảy ra với quê hương, đất nước mình hoặc với nhân loại.
Trả lời rút gọn:
"Trái đất này là của chúng mình” và con người trên khắp mọi nơi đều là bạn bè ta. Do đó, bất kỳ tình trạng xấu hay tiêu cực nào đang hình thành đều ảnh hưởng đến chính bản thân mình và toàn thể nhân loại, đất nước mình. Giấc mơ của em là một thế giới trong đó không có chiến tranh, không có bạo lực và không có sự phân biệt đối xử. Một thế giới mà tất cả mọi người đều được tôn trọng, được yêu thương và quan tâm. Em mong muốn thế giới của chúng ta sẽ không còn phân chia, đối lập, ganh ghét và phân biệt, mà được gắn kết bởi tình thương và sự đoàn kết. Mọi người sẽ không phải chịu đựng nghèo khổ, bệnh dịch và bắt nạt nữa, mà được sống trong một môi trường trong lành và hạnh phúc. Em hy vọng các nước sẽ cùng hợp tác để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và dịch bệnh, tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta. Cuối cùng, em mong rằng mọi người trên khắp thế giới sẽ coi nhau như người một nhà, cùng nhau phát triển, tạo nên tương lai tươi sáng.