Slide bài giảng Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 2: Thề nguyền và vĩnh biệt
Slide điện tử Bài 8 Đọc 2: Thề nguyền và vĩnh biệt. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN: THỀ NGUYỀN VÀ VĨNH BIỆT
Câu 1: Tại sao Giu-li-ét lại nói: "Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"?
Trả lời rút gọn:
Vì gia tộc của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau.
Câu 2: Tại sao Giu-li-ét lại nghĩ tiếng hót là của chim họa mi?
Trả lời rút gọn:
Sơn ca là sứ giả của bình minh. Khi chim sơn ca hót là lúc Rô-mê-ô phải ròi đi, Giu-li-ét luyến tiếc rời xa chàng và đó là lí do nàng thà nghĩ đó là tiếng hót của chim họa mi cũng không muốn nghĩ đó là tiếng hót của chim sơn ca.
Câu 3: Cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét về nhau có gì cần lưu ý?
Trả lời rút gọn:
- Giu-li-ét coi Rô-mê-ô là ông hoàng, người chồng của mình. Nàng yêu chàng tha thiết, không thể ngừng lo lắng nếu không biết thông tin của chàng.
- Rô-mê-ô cũng rất yêu Ju-li-ét. Dù nàng có thế nào, chàng vẫn sẽ mãi yêu nàng.
Câu 1: Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối quan hệ của họ là gì?
Trả lời rút gọn:
Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp, thế nhưng, hai người lại yêu nhau.
Câu 2: Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian như thế nào? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
- Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra vào ban đêm và trong một không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ.
- Cảnh gặp gỡ, tình tự của diễn ra trong khoảng không gian, thời gian như vậy vì dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau, tình yêu của họ không nhận được sự ủng hộ của gia đình hai bên.
Câu 3: Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy:
a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.
Trả lời rút gọn:
a. Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Rô-mê-ô | Giu-li-ét |
+ Khi Giu-li-ét hỏi Rô-mê-ô làm sao biết lối đến ban công phòng nàng. Rô-mê-ô đã nói: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật” => Chàng cho rằng chính tình yêu đã đưa chàng đến bên nàng. + Đối với Rô-mê-ô, vẻ đẹp của Giu-li-ét được so sánh với "vầng dương" thì đôi mắt của nàng lại được so sánh với các ngôi sao và đó là "hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời". Sự so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn "Nếu mắt nàng lên thay cho sao và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ?", chắc "cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tưng bừng...". Các nét đẹp trên khuôn mặt Giu-li-ét lần lượt hiện lên làm dấy lên khao khát yêu đương mãnh liệt "Kìa! Nàng tì má lên bàn tay! Ước gì ta là chiếc bao tay để mơn trớn đôi gò má ấy!”. | + Các lời thoại của Giu-li-ét cũng là sự thổ lộ tình yêu trực tiếp, không ngại ngùng, không phải thổ lộ trực tiếp với Rô-mê-ô mà để nói với chính mình. Giu-li-ét không biết người yêu đang đứng nấp gần đấy. + Giu-li-ét rất yêu Rô-mê-ô. Đó là lí do, nàng tha thiết, tự đề xuất các giải pháp "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em". |
b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.
Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ. Những lời đối thoại cho thấy điều đó là:
+ "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù".
+ "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"
+ "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...".
=> Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu.
Câu 4: Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Hồi hai, cảnh II sang Hồi ba, cảnh V. Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:
+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi sự tiệc.
+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.
=> Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hau nhân vật chính trong tác phẩm.
Câu 5: Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích. Lời thoại đã thể hiện được suy nghĩ, tâm trạng của những kẻ si tình. Trong khung cảnh đêm khuya, trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-ô so sánh với vẻ đẹp của Giu-li-ét. Trong mắt Rô-mê-ô, nàng như "vầng dương" lúc bình minh; sự xuất hiện của "vầng dương" khiến "ả Hằng Nga" trở nên "héo hon", 'nhợt nhạt". Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô là tâm lí của người đang khát khao yêu đương nên so sánh có chút cường điệu vẫn phù hợp.
Câu 6: Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Hồi hai, cảnh II) gợi em liên tưởng đến cảnh thề nguyền nào trong văn học Việt Nam? Nêu suy nghĩ của em về điểm giống và khác nhau của những cảnh đó.
Trả lời rút gọn:
- Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích Thề nguyền trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều.
Trích dẫn: “Thề nguyền” – Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu
Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê
Tiếng sen sẽ động giấc hè,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần.
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương.
Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương
Cảnh thề nguyền của cả hai nhân vật trong "Romeo and Juliet" và Truyện Kiều đều là những tình huống cực kỳ đau lòng và đầy bi kịch. Cả hai đều là những lời hứa cuối cùng, hứa rằng họ sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau tìm đường ra khỏi nỗi đau đớn và đau khổ. Nhưng cả hai cũng đều mang trong mình một sự hy vọng về một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.