Slide bài giảng mĩ thuật 7 cánh diều bài 4: Chữ cơ bản
Slide điện tử bài 4: Chữ cơ bản. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4: CHỮ CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh HS vận dụng hiểu biết để trả lời
NỘI DUNG BÀI HỌC BAO GỒM
- Khám phá
- Tìm ý tưởng và thực hành sản phẩm
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khám phá
- GV cho HS quan sát ảnh và cho biết:
+ Hãy nêu đặc điểm hình dáng, kích thước của nét chữ?
+ Hình dáng, kích tước các chữ cái trong một kiểu chữ có sự giống nhau và khác nhau như thế nào?
+ Em có cảm nhận gì về các biểu trưng, logo trong các nội dung chữ?
+ Em hãy giới thiệu một kiểu chữ mà em biết?
Nội dung ghi nhớ:
- Chữ Baton (Ba-tông) là kiểu chữ có các nét đều bằng nhau.
- Chữ Gothic (Gô-tích) và Roman (Rô-măng) là tên hai kiểu chữ bắt nguồn từ Trong cách nghệ thuật kiến trúc ở thời kì trung có phương Tây. Chữ Roman có các nó không đều nhau và có chân. Nét thanh (nét nhỏ) là các nét ngang và nét xiên theo chiều viết từ phải sang trái (theo chiều viết từ dưới lên). Nét đậm là các nét sổ thẳng và nét xiên từ trái sang phải (theo chiều viết từ trên xuống).
+ Với kiểu chữ in hoa, để các chữ nhìn được cân đối thì khoảng cách giữa các chữ cái thông thường không đều nhau. Ví dụ: chiều rộng ngang của chữ Baton không đều nhau tuy theo cấu tạo của mỗi chữ cái. Nếu chiều cao là 5 ô thì chữ 1 chỉ bằng 1 ô; chữ L, T thường là 3 ô; chữ D, H, N, K..... là 4 ô; chữ V,X là 5 ô; chữ M, W là 6 ô.
Cảm nhận về các biểu trưng, logo trong các nội dung chữ
Biểu trưng và logo thường sử dụng các yếu tố hình ảnh và màu sắc để truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một logo tốt thường:
Dễ nhận biết: Người xem có thể nhận ra và nhớ ngay lập tức.
Truyền tải thông điệp: Màu sắc, hình dạng và phong cách của logo thường phản ánh giá trị và bản sắc của thương hiệu
Đơn giản và tinh tế: Logo không nên quá phức tạp để tránh gây rối mắt và khó nhớ
2. Tìm ý tưởng và thực hành sáng tạo sản phẩm
- GV hướng dẫn cho HS gợi ý:
+ Em hãy tìm ý tưởng sáng tạo.
+ Trình bày ý tưởng về chữ cơ bản.
- GV cho HS thực hành.
Nội dung ghi nhớ:
Ý tưởng
+ Xác định mục tiêu tạo hình chữ cái; tạo ra một nhóm chữ có các nét thẳng nét cong hoặc các chữ có kích thước không bằng nhau.
+ Phân loại nhóm chữ (theo đặc điểm nét hoặc tỉ lệ ô chữ) để thể hiện.
+ Xác định phương pháp thực hành (kẻ hoặc cắt dân chữ).
Thực hành
- Cách 1: Chuẩn bị giấy màu thủ công và đồ dùng
Bước 1. Cắt các nét và hình có nhiều màu với kích thước khác nhau
Bước 2. Xếp các chữ cái có nét thẳng với nét sổ dài 5 cm, nét ngang dài 3 cm, nét xiên dài 4 cm để được các chữ cái A, M, K, N, H, F...
Bước 3. Xếp tạo hình các chữ có nét tròn bằng các hình tròn. Dùng hình vuông và hình tam giác kết hợp với hình tròn, nét sổ thẳng để xếp các chữ cái C, G, D; dùng hình vuông bé kết hợp nét sổ để xếp các chữ cái B. P. R
- Cách 2 Chuẩn bị: Kẻ hình vuông có cạnh 5 cm và chia đều mỗi ô 1 cm.
+ Bước 1. Kẻ những chữ có nét là đường chéo theo gợi ý ở hình 1
+ Bước 2. Kẻ các chữ có chiều ngang nhỏ hơn theo gợi ý ở hình 2
+ Bước 3. Kẻ chữ có nét cong bằng cách sử dụng các hình tròn theo gợi ý ở hình
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hãy hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1. Khi vẽ chữ cơ bản, việc lựa chọn kiểu chữ nào thường giúp tạo ra sự thu hút và ấn tượng?
A. Kiểu chữ in hoa
B. Kiểu chữ in thường
C. Kiểu chữ nghệ thuật
D. Kiểu chữ đơn giản
Câu 2. Trong vẽ chữ, màu sắc nào thường được sử dụng để thể hiện sự nổi bật và thu hút sự chú ý?
A. Màu xám
B. Màu trắng
C. Màu đỏ
D. Màu xanh dương
Gợi ý đáp án:
Câu 1: C
Câu 2: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy vận dụng kiến thức để hoàn thành các bài tập dưới đây:
Câu 1: Để sáng tạo thêm những sản phẩm, em có thể ứng dụng kiến thức tạo kẻ chữ cơ bản nào?
Câu 2: Trong cuộc sống, sản phẩm chữ cơ bản có thể được ứng dụng như thế nào?