Slide bài giảng mĩ thuật 7 cánh diều bài 11: In tranh tĩnh vật với vật liệu có sẵn (2 tiết)

Slide điện tử bài 11: In tranh tĩnh vật với vật liệu có sẵn (2 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 11: IN TRANH TĨNH VẬT VỚI VẬT LIỆU CÓ SẴN

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV giao HS nhiệm vụ quan sát một số hình ảnh do GV cung cấp trong video/clip về hoạt động vẽ, in tranh và trả lời câu hỏi sau: 

+ Gọi tên hoạt động của hoạ sĩ/nghệ nhân xuất hiện trong video/clip

+ Kể tên các dụng cụ mà em thấy trong video/clip.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

1. Khám phá

2. Tìm ý tưởng và thực hành sáng tạo sản phẩm

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khám phá

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh các bức tranh ở trang 49 SGK và cho biết:

+ Chủ đề của các bức tranh.

+ Bức tranh được sáng tác bằng kĩ thuật nào (vẽ hay in)? 

+ Bức tranh có sử dụng cùng một kĩ thuật in không? Em hãy chỉ ra kĩ thuật in của mỗi bức tranh.

Nội dung ghi nhớ:

Một số gợi ý phân tích các bức tranh minh hoạ. 

* Hoa dạ hương – Tranh khắc thạch cao của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh.

- Thông tin tác giả: Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh (1925 – 2001). Ông sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi. 

- Nội dung phân tích tác phẩm: 

+ Thể loại tranh: Tranh khắc. 

+ Chủ đề: Tranh tĩnh vật, biểu hiện cụ thể qua hình ảnh cái ấm và chén/cốc uống trà đặt trên mặt bàn, trong không gian của một căn phòng. 

+ Nội dung nghệ thuật: Bức tranh mô tả cái ấm và chén/cốc quen thuộc dùng trong sinh hoạt ở mỗi gia đình. Ấm trà được đặt trên bàn hình tròn cùng với một nhánh hoa màu trắng, phía sau cành hoa lớn hơn từ cửa sổ ló vào. Cảnh vật trong tranh gợi cảm giác thư giãn và đó cũng là nét sinh hoạt thường ngày con người trong cuộc sống thông qua cách nhìn của hoạ sĩ. 

+Hình thức thể hiện: Bức tranh thể hiện bằng chất liệu khắc thạch cao in trên giấy. Đây là một trong hai chất liệu hoạ sĩ thể hiện trong sáng tác của mình (khắc gỗ và khắc thạch cao). Trọng tâm của bức tranh và cũng là nội dung chủ đề của bức tranh tập trung vào bộ ấm trà. Hình ảnh rất quen thuộc được tác giả tạo hình giản lược hơn thực tế. Chiếc bàn hình tròn với đường cong mềm mại kết hợp với những đường thẳng chắc khoẻ ở song cửa, sự kết hợp hài hoà tạo nên tính cân bằng trong bố cục của bức tranh. Hoà sắc nóng ở mảng chính nổi bật trên màu đen và hoà sắc lạnh của bầu trời. Tác giả sử dụng mảng phẳng kết hợp với nét màu đen thô mộc tạo yếu tố trang trí cao. 

+ Bức tranh không chỉ mô tả lại các đồ vật quen thuộc mà còn hàm chứa thể hiện nếp sống thư thái, bình an của con người trong cuộc sống. 

* Tĩnh vật –  Tranh in của học sinh Phạm Đình Quang 

- Chủ đề: Tranh tĩnh vật. 

- Nội dung bức tranh: Gợi tả những hình ảnh quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, biểu hiện qua hình ảnh ấm và cốc/chén uống trà của mỗi gia đình. Hình ảnh đó gợi lên tình cảm gắn gó của gia đình, đồng thời nhận ra được vẻ đẹp về tạo hình và sự nỗ lực của những người công nhân đã tạo ra sản phẩm phục vụ cho con người. Từ đó nhắc nhở chúng ta luôn biết ơn và trân trọng, giữ gìn những tài sản của cá nhân và tập thể. 

+ Hình thức thể hiện: Bức tranh thuộc thể loại tranh in tĩnh vật. Bố cục gồm ba mảng chính, nổi bật trong tranh là chiếc ấm trà, mảng lớn với màu đen được in từ kết cấu bề mặt của cái mũ nan. Tạo hình được mô phỏng từ cái ấm trà của gia đình. Mảng nhỏ là hình ảnh cốc/chén và cái âu sứ tạo nên sự thống nhất về chủ đề, đồng thời góp phần cho bố cục của bức tranh. Hoà sắc lạnh là tông màu chủ đạo của bức tranh tạo nên cảm giác mát mẻ. 

+Kết luận: Bức tranh in tĩnh vật gồm những đồ vật thân thiện trong gia đình, được làm từ các vật liệu sẵn có. Bức tranh miêu tả vẻ đẹp của những đồ vật trong đời sống sinh hoạt đồng thời là bài học giáo dục sự trân trọng, giữ gìn tài sản, phát huy lối sống giản dị đối với thế hệ trẻ.

2. Tìm ý tưởng và thực hành sáng tạo sản phẩm

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát các bước tìm ý tưởng sáng tạo ở trang 49 SGK, trình bày ý tưởng cho bài tranh in tĩnh vật bằng vật liệu sẵn có.

Nội dung ghi nhớ:

- Ý tưởng:

+ Xác định chủ đề và vật mẫu của bức tranh. 

+ Dự kiến bố cục của bức tranh. 

+ Lựa chọn vật liệu làm nền in phù hợp với các vật mẫu. sát, điều hành.

Cách 1: In tranh với bố cục có sẵn 

+ Bước 1: Vẽ bức tranh bằng nét và chọn vật liệu để in. Dựa trên ý tưởng, xác định được chủ đề và các vật mẫu, HS tiến hành vẽ hình bằng nét trên giấy in. Trong quá trình vẽ nét, HS có thể chỉnh bố cục theo ý thích nếu cần. 

+ Bước 2: Đặt giấy in lên trên đồ mây tre đan và chà xát màu sáp trong hình đã vẽ để tạo chi tiết cho vật mẫu. Bước này quyết định đến chất và màu sắc, đậm nhạt của bức tranh nên cần lưu ý: 

•         Chọn kết cấu bề mặt theo ý muốn: thưa, thô ráp, chắc khoẻ hay mau, mềm mại…

•         Đặt giấy in đã có hình vẽ lên bề mặt vật liệu in rồi chà xát màu sáp lên phạm vi khuôn hình đó…

+ Bước 3: Tiếp tục dùng lá để in nền. Sử dụng lá cây khô không bị rách và có độ dày để khi chà xát màu sẽ có độ nét của gân lá. Có thể đặt chiều, hướng hoặc một phần của lá theo ý muốn để đạt được mục tiêu về ý tưởng của bức tranh. 

+ Bước 4: Làm nhàu tờ giấy để in tạo nếp gấp thể hiện tấm vải. Để mô tả tấm vải trải trên bàn có thể dùng giấy báo, giấy vụn hoặc giấy gói hàng, dùng hai tay nắm tờ giấy lại rồi nhẹ nhàng mở ra, lấy sáp màu chà xát trong phạm vi hình đã vẽ. Phần góc và chân bàn cũng được làm theo cách tương tự như trên. 

+ Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm.

+ Lưu ý: 

•In lần lượt từng hình tĩnh vật với màu sắc và độ đậm nhạt theo dự kiến. 

•Khi chà mạnh hay nhẹ tay thì bức tranh sẽ có độ sắc nét, lu mờ khác nhau. 

•Sử dụng màu sắc và độ đậm nhạt hợp lí sao cho bức tranh in sinh động.

Cách 2: In tranh kết hợp cắt dán 

+ Bước 1: In các vật bằng nhiều màu khác nhau lên những tờ giấy. Đặt giấy trắng lên đồ vật đã chọn, chà xát màu sáp tạo thành bản in. Nên in nhiều màu sắc và độ đậm nhạt khác nhau trên cùng một vật để chất và màu của tĩnh vật phong phú (xem trang 51 SGK). 

+ Bước 2: Phác thảo một bố cục bức tranh theo chủ đề định trước. Dựa trên ý tưởng đã chọn, sử dụng bút chì vẽ hình tĩnh vật cho bức tranh. Khuyến khích HS làm nhiều phác thảo để lựa chọn bản có bố cục tốt nhất. 

+ Bước 3: Chọn các tờ giấy đã in rồi cắt hoặc xé theo bố cục đã vẽ. Lựa chọn bản in có kết cấu bề mặt và màu sắc đậm nhạt rõ ràng, cắt hoặc xé dán cho mảng chính của bức tranh. Lưu ý cắt hoặc xé bản in đúng với hình đã vẽ. 

+ Bước 4: Dán hình và hoàn thiện sản phẩm. Sử dụng hồ hoặc keo dán bản in (đã cắt hoặc xé) lên từng hình vẽ. Dán theo thứ tự hình lớp trong đến hình lớp ngoài. Ví dụ: dán hình lọ trước, dán hình hoa, lá sau (trang 51 SGK). Ở cách này, HS có thể sử dụng giấy màu làm nền cho bức tranh của mình.

………………