Slide bài giảng KHTN 6 kết nối bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
Slide điện tử bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
MỞ ĐẦU
Câu 1: Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải làm thế nào?
Trả lời rút gọn:
Để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải dùng kính hiển vi quang học để quan sát.
I. TÌM HIỂU VỀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
Câu 1: Những mẫu vật nào sau đây có thể quan sát trực tiếp bằng mắt, phải dùng kính lúp, kính hiển vi quang học? Giải thích tại sao.
a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong)
b) Giun, sán
c) Các tế bào tép cam, tép bưởi.
d) Các tế bào thực vật (lá cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc).
Trả lời rút gọn:
- Mẫu vật quan sát phải dùng kính lúp: a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong); b) Giun sán
- Mẫu vật quan sát phải dùng kính hiển vi: c) Các tế bào tép cam, tép bưởi ; d) Các tế bào thực vật (lá cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc)
II. SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
Câu 1: Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học:
a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.
Trả lời rút gọn:
a)
- Bước 1: Chọn vật kính x40
- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
b)
Ví dụ hình dạng tế bào của 1 lá cây:
Dùng kính lúp quan sát lá gai, ta thấy lá có gân hình mạng.