Slide bài giảng KHTN 6 kết nối bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
Slide điện tử bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO
MỞ ĐẦU
Câu 1: Tuy có kích thước nhỏ nhưng tế bào có thể thực hiện được các quá trình sống cơ bản. Vậy tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào và chúng có chức năng gì để có thể giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó?
Trả lời rút gọn:
Tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản: màng tế bào, tế bào chất, nhân và vật chất di truyền
I. CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO
Câu 1: Quan sát hình 19.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.
Trả lời rút gọn:
- Màng tế bào: tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
- Tế bào chất: là nơi xảy ra của các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo ra các chất để tăng trưởng, ...)
- Nhân: nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
Câu 2: Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhỏ này là gì?
Trả lời rút gọn:
Những lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào là nơi thwucj hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên ngoài
II. TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC
Câu 1: Quan sát hình 2.2, chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Trả lời rút gọn:
Điểm giống nhau: Thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, tế bào chất
Điểm khác nhau:
- Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất)
- Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân.
III. TẾ BÀO ĐỘNG VẬT VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT
Câu 1: Quan sát hình 2.3 và 2.4, lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
Trả lời rút gọn:
| Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
Giống nhau | Đều có những thành phần cơ bản: - Màng sinh chất, tế bào chất và nhân - Các bào quan: Ti thể, thể Gôngi, lưới nội chất mang ribôxôm. - Trong nhân là nhân con và chất nhiễm sắc (ADN). | |
Khác nhau | - Không có vách xenlulozơ - Không có lục lạp nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ → dị dưỡng. - Có trung thể - Có lizôxôm (thể hòa tan). - Không có không bào chứa dịch, chỉ có không bào tiêu hóa, không bào bài tiết. | - Có vách xenlulozơ bảo vệ. - Có các lạp thể đặc biệt là lục lạp → tự dưỡng. - Chỉ có trung thể ở tế bào thực vật bậc thấp - Không có lizôxôm - Có không bào chứa dịch lớn. |
Câu 2: Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng? Cấu trúc nào của tế bào nào giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như động vật?
Trả lời rút gọn:
- Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. Có những loại thực vật vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng (như cây bắt ruồi). Nhưng nếu không có ruồi, các cây này vẫn sống vì chúng vẫn có khả năng quang hợp.
- Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên chúng phải ăn các sinh vật khác.
- Thành tế bào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật.