Slide bài giảng Khoa học 4 Kết nối bài 21 Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc
Slide điện tử bài 21 Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Khoa học 4 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 21: NẤM GÂY HỎNG VÀ THỰC PHẨM NẤM ĐỘC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Hãy kể tên những nấm gây hỏng thực phẩm hoặc nấm độc mà em biết.
Trả lời rút gọn:
- Nấm mốc.
- Nấm độc tán trắng.
- Nấm độc trắng hình nón.
- Nấm mũ khía nâu xám.
1. Nấm gây hỏng thực phẩm
Quan sát hình 1, 2 và cho biết:
Câu 1: Thực phẩm ở hình 1, 2 đã thay đổi như thế nào về màu sắc, hình dạng,... sau thay đổi như thế nào và một khoảng thời gian? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc sẽ xuất hiện những đốm đen, xanh, trắng có các sợi tơ nhỏ.
Câu 2: Nấm mốc mọc trên thực phẩm thường có màu gì?
Trả lời rút gọn:
Nấm mốc có thể làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm, tạo ra độc tố có hại cho sức khoẻ.
Câu 3: Làm cách nào để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc?
Trả lời rút gọn:
- Mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm
- Đồ ăn bị chua, đắng, thay đổi mùi vị
Câu 4: Nấm mốc gây những tác hại gì đến thực phẩm và sức khoẻ con người?
Trả lời rút gọn:
Thực phẩm có thể bị hỏng do tác động của các nấm mốc gây hại.
Với những loại nấm mốc ít độc hoặc chỉ sử dụng với lượng nhỏ thì người bệnh chỉ bị ngộ độc nhẹ với những biểu hiện như nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy,...
2. Nguyên nhân gây bỏng thực phẩm và cách bảo quản
Câu 1: Quan sát hình 3, đọc thông tin và cho biết:
Những nguyên nhân nào có thể gây hỏng thực phẩm?
Trả lời rút gọn:
Môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm cao thuận lợi cho nấm mốc phát triển gây hỏng thực phẩm.
Câu 2: Quan sát hình 4 và nói một số cách bảo quản thực phẩm.
Trả lời rút gọn:
Ngâm đường; sấy khô, phơi khô; bảo quản trong tủ lạnh.
Câu 3: Những cách bảo quản thực phẩm trên có tác dụng gì?
Trả lời rút gọn:
Các cách bảo quản trên đều hạn chế nấm mốc phát triển.
Câu 4: Tìm hiểu và chia sẻ những cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em.
Trả lời rút gọn:
- Bảo quản trong tủ lạnh: làm lạnh: bảo quản trong ngăn mát trái cây, rau củ để ăn trong tuần; đông lạnh: gồm thịt, cá trong ngăn đông để sử dụng trong vài tuần.
- Làm khô: phơi khô hành tỏi dưới ánh nắng mặt trời, phơi khô thóc lúa.
3. Một số nấm độc
Câu 1: Vì sao không được ăn nấm lạ?
Trả lời rút gọn:
Nấm lạ có thể là nấm độc chứa độc tố, khi người ăn phải nấm độc sẽ bị ngộ độc, các cơ quan như tiêu hoá, thần kinh bị ảnh hưởng, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Câu 2: Nếu gặp nấm lạ thì em nên làm gì? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Khi gặp nấm lạ thì không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn 20 - 24 giờ vì khi thử vừa không biết được loại nấm độc hay không; nên rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.
Câu 3: Phát hiện dấu hiệu của thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.
Trả lời rút gọn:
Thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách dễ bị nhiễm nấm mốc. Nấm mốc có thể làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm, tạo ra độc tố có hại cho sức khoẻ.
Câu 4: Biết bảo quản thực phẩm theo một số cách đơn giản.
Trả lời rút gọn:
Thực phẩm có thể bị hỏng do tác động của các nấm mốc gây hại. Để bảo quản thực phẩm, chúng ta cần sử dụng một số biện pháp như sấy khô, làm lạnh,...
Câu 5: Cảnh giác không ăn nấm lạ để tránh bị ngộ độc.
Trả lời rút gọn:
Không ăn các nấm lạ và thực phẩm bị nhiễm nấm mốc để tránh bị ngộ độc.