Slide bài giảng Khoa học 4 Chân trời bài 10 Âm thanh

Slide điện tử bài 10 Âm thanh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Khoa học 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 10. ÂM THANH

Câu 1: Vì sao bạn đang bịt mắt nhưng vẫn có thể nhận ra ai vừa gọi tên mình?

Trả lời rút gọn:

Vì có thể lắng nghe được âm thang bằng tai.

Câu 1: Thí nghiệm

Chuẩn bị:

Thước kim loại mỏng, dây cao su.

Thực hiện:

Một tay giữ chặt một đầu của thước, tay kia bật nhẹ vào đầu còn lại (hình 2).

Kéo căng dây cao su giữa hai ngón tay. Gẩy mạnh dây cao su (hình 3).

BÀI 10. ÂM THANH

Thảo luận: 

Em có nghe thấy âm thanh từ cây thước và từ dây cao su không?

Thước và dây cao su có rung động không? Em có thể kết luận gì về mối liên hệ giữa sự phát ra âm thanh và sự rung động của vật?

Trả lời rút gọn:

- Có nghe thấy âm thanh từ cây thước và dây cao su.

- Dây cao su và thước có rung động. 

- Các vật phát ra âm thanh đều rung động.

Câu 2: Cùng thảo luận

Tạo âm thanh bằng cách gõ thìa vào thành của khay bằng kim loại có chứa một số hạt gạo (hình 4). Những hạt gạo di chuyển chứng tỏ điều gì?

Khi ta nói, âm thanh được phát ra từ hai dây thanh trong thanh quản ở cổ (hình 5). Hai dây thanh trong thanh quản này có rung động khi ta nói không? Làm cách nào để biết điều này?

Nếu gọi vật phát ra âm thanh là nguồn âm thì trong hai ví dụ trên, nguồn âm là vật nào?

BÀI 10. ÂM THANH

Trả lời rút gọn:

- Những hạt gạo di chuyển chứng tỏ khay kim loại rung động.

- Hai dây thanh trong thanh quản ở cổ rung động khi ta nói. Để biết thì khi nó ta để tay lên cổ và cảm nhận được dây thanh quản rung.

Câu 2: "Điệu nhạc trong các cốc thuỷ tinh"

Chuẩn bị:

Sáu cốc thuỷ tinh giống nhau, một chai nước, một thìa kim loại.

Thực hiện:

Rót các lượng nước khác nhau lần lượt vào năm cốc, cốc còn lại để trống như hình 6.

Lấy thìa gõ vào từng cốc để tạo điệu nhạc mà em thích.

Thảo luận:

Khi gõ thìa vào mỗi cốc, âm thanh ở mỗi cốc phát ra như thế nào?

BÀI 10. ÂM THANH

Trả lời rút gọn:

Âm thanh ở những cốc không có nước và ít nước thì trong và to hơn những cốc có nước nhiều dần.

Câu 1: Thí nghiệm

Chuẩn bị:

Một chậu nước, hai chiếc thìa kim loại, một bàn gỗ.

a) Thí nghiệm 1: Âm thanh truyền trong nước

Thực hiện:

Gỗ hai chiếc thìa kim loại vào nhau trong nước (hình 7).

BÀI 10. ÂM THANH

Thảo luận:

Áp tai vào thành chậu, em có nghe tiếng hai chiếc thìa trong nước chạm nhau không?

Âm thanh có truyền được trong nước không?

b) Thí nghiệm 2: Âm thanh truyền trong vật rắn

Thực hiện:

Áp tai xuống mặt bàn, một tay bịt tai còn lại, một tay đặt lên mặt bàn. Một bạn gõ tay lên mặt bàn (hình 8).

BÀI 10. ÂM THANH

Thảo luận:

Em có nghe tiếng gõ của tay không? Lúc đó, mặt bàn có rung động không?

Âm thanh có truyền được trong gỗ không?

Từ các thí nghiệm trên, em kết luận được gì về sự lan truyền của âm thanh trong chất lỏng như nước và trong chất rắn như gỗ?

Trả lời rút gọn:

Thí nghiệm 1:

- Áp tai vào thành chậu em nghe được tiếng hai chiếc thìa trong nước chạm nhau.

- Âm thanh có truyền được trong nước.

Thí nghiệm 2:

- Có nghe thấy tiếng gõ của tay. Lúc đó, mặt bàn có rung động.

- Âm thanh truyền được trong gỗ.

=> Âm thanh truyền được qua chất lỏng, chất rắn.

Câu 2: Cùng thảo luận

Trong các trường hợp sau, âm thanh có thể truyền được trong môi trường nào?

Nghe tiếng thầy cô giảng bài trong lớp.

Nghe được tiếng nói của nhau qua điện thoại tự làm bằng dây và hộp (hình 9).

BÀI 10. ÂM THANH

Trả lời rút gọn:

Môi trường chất khí.

Môi trường chất rắn.

Câu 3: Khi bạn Hùng nói chuyện, bạn An hay bạn Hoa nghe rõ hơn (hình 10)? Vì sao? 

Em kết luận được gì về độ to của âm thanh khi người nghe ở gần nguồn âm hơn?

BÀI 10. ÂM THANH

Trả lời rút gọn:

Khi bạn Hùng nói chuyện bạn An nghe rõ hơn vì bạn An đứng gần bạn Hùng hơn Hoa.

Khi âm thanh lan truyền càng xa thì độ to càng giảm.

Câu 4: Cùng sáng tạo: "Tự làm ống nghe y tế"

Dụng cụ:

Một ống dài, hai phễu, băng dính, kéo.

Thực hiện:

Đặt đầu mỗi phễu vào hai đầu ống dây (hình 11a).

Dùng băng dính dán kín chỗ nối của mỗi phễu với đầu mỗi ống.

Áp sát một đầu phễu vào ngực trái, đầu phễu còn lại áp vào tai (hình 11b).

Thảo luận:

Em có nghe được âm thanh gì không? Vì sao?

Em có thể đếm nhịp đập của tim nhờ ống nghe này không?

BÀI 10. ÂM THANH

Trả lời rút gọn:

Em nghe thấy âm thanh của tiếng tim đập vì âm thanh được lan truyền qua phễu.

Em có thể đếm nhịp đập của tim nhờ ống nghe được vì phễu khuếch âm thanh giúp em nghe rõ hơn.