Slide bài giảng địa lí 8 kết nối bài 3: Khoáng sản Việt Nam

Slide điện tử bài 3: Khoáng sản Việt Nam. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3: KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Việt Nam nằm ở vị trí giao thoa của hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời trải qua lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài, nên nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng. Hãy kể tên một số khoáng sản ở nước ta mà em biết. Các khoáng sản đó phân bố ở đâu trên lãnh thổ nước ta?

Giải rút gọn:

Việt Nam có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tít. Chúng phân bố ở nhiều nơi: Than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh, a-pa-tít ở Lào Cai, bô-xít ở Tây Nguyên và dầu mỏ ở thềm lục địa phía Nam.

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Nhiệm vụ 1:

CH: Dựa vào các kiến thức đã học (về vị trí địa lí, địa hình,...), thông tin mục 1 và hình 3, hãy trình bày và giải thích đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản ở nước ta.

Giải rút gọn:

Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam phong phú, đa dạng do vị trí địa lí và lịch sử phát triển địa chất. Các mỏ thường có trữ lượng trung bình và nhỏ, hình thành từ các vùng có đứt gáy sâu, uốn nếp mạnh hoặc từ quá trình trầm tích. Một số mỏ có trữ lượng lớn như sắt và ti tan ở Đông Bắc, than ở Quảng Ninh, crôm ở Thanh Hoá, thiếc và đá quý ở Nghệ An, sắt ở Hà Tĩnh.

2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU

Nhiệm vụ 2:

CH: Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 3.3, hãy phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam.

Giải rút gọn:

Khoáng sản chủ yếu ở Việt Nam và phân bố như sau: Than đá ở Quảng Ninh, dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa phía đông nam, bô-xít ở Tây Nguyên và một số tỉnh phía bắc, sắt ở Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, a-pa-tít ở Lào Cai, ti-tan rải rác từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu, và đá vôi ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Nhiệm vụ 3:

CH: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.

Giải rút gọn:

Việt Nam có tài nguyên khoáng sản phong phú, bao gồm năng lượng, kim loại và phi kim loại. Một số loại có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, bô-xít,… là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, khai thác và sử dụng chưa hợp lí, công nghệ khai thác cũ kỹ, gây lãng phí, ảnh hưởng môi trường và phát triển bền vững. Một số loại bị khai thác quá mức, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt.

LUYỆN TẬP

CH: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự đa dạng của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

Giải rút gọn:

BÀI 3: KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

VẬN DỤNG

CH: Tìm hiểu về một loại khoáng sản chủ yếu ở Việt Nam (ý nghĩa, trữ lượng, phân bố, tình hình khai thác, sử dụng,...)

Giải rút gọn:

Than khoáng ở Việt Nam bao gồm than biến chất trung bình (bitum) ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và Nghệ Tĩnh, và than biến chất cao (anthracit) ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn. Urani được phát hiện ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, có thể là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Đất hiếm tập trung ở Tây Bắc Bộ, đứng thứ 3 trên thế giới về trữ lượng, nhưng chưa được khai thác.