Slide bài giảng địa lí 8 kết nối bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Slide điện tử bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên của một lãnh thổ. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã khiến cho thiên nhiên Việt Nam mang những đặc điểm chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới, đồng thời cũng có những sắc thái riêng, khác với các nước, các khu vực có cùng vĩ độ.
Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
Giải rút gọn:
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam:
+ Hình chữ S, trải dài từ Bắc xuống Nam, hẹp ngang.
+ Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, trung tâm Đông Nam Á.
+ Giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia trên đất liền.
+ Giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia trên biển.
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Câu hỏi:Quan sát hình 1.1 và dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
Giải rút gọn:
Việt Nam có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng:
+ Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia trên đất liền.
+ Trải dài từ vĩ độ 6°50’ B đến 23°23’ B và từ kinh độ 102°09’ Đ đến 109°24’ Đ trên đất liền.
+ Trên biển, Việt Nam giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc và Campuchia.
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
+ Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực gió mùa châu Á, và liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
2. PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu hỏi:Dựa vào thông tin mục 2 và hình 1.1, hãy:
- Cho biết các quốc gia và biển tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam.
- Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của nước ta.
Giải rút gọn:
Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Phần đất liền của Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia như Trung Quốc, Lào và Campuchia. Hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có đặc điểm là hình chữ S, trải dài từ Bắc xuống Nam, với đường bờ biển dài 3260 km và uốn khúc theo nhiều hướng.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VỚI SỰ HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3 và hình 1.1, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất ở nước ta.
Giải rút gọn:
- Vị trí địa lí quy định kiểu khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hoá đa dạng:
- Khí hậu: Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Sinh vật và đất: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.
- Thành phần loài sinh vật phong phú.
- Sinh vật biển phong phú, đa dạng.
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
4. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu hỏi:Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
Giải rút gọn:
Câu hỏi:Tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Giải rút gọn:
Vị trí địa lí của Việt Nam mang lại nhiều thuận lợi trong giao lưu quốc tế:
Kinh tế: Việt Nam nằm trên các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế, giúp thúc đẩy hội nhập và thu hút đầu tư.
Văn hóa - xã hội: Vị trí này tạo điều kiện cho sự hợp tác và phát triển hòa bình với các quốc gia khác.
An ninh quốc phòng: Việt Nam có vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế khu vực và bảo vệ đất nước.
Như vậy, vị trí địa lí giúp Việt Nam có lợi thế trong việc mở cửa và hợp tác quốc tế, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài.