Slide bài giảng Địa lí 12 chân trời bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Slide điện tử Slide bài giảng Địa lí 12 chân trời bài 27: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 27. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ
MỞ ĐẦU
Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Với đặc trưng địa hình có sự phân hoá rõ nét từ núi – đổi ở phía tây đến đồng bằng – biển - đảo ở phía đông. Vậy, Bắc Trung Bộ có những thế mạnh, hạn chế như thế nào và những đặc điểm nổi bật gì về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản?
Bài làm rút gọn:
* Thế mạnh
Bắc Trung Bộ có lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ đông sang tây với 3 dải địa hình phổ biến là núi và đồi phía tây; đồng bằng ven biển; vùng biển và thềm lục địa phía đông.
Địa hình và đất: dải đồng bằng ven biển có đất phù sa, đất cát phù hợp trồng cây công nghiệp hàng năm và cây lương thực. Khu vực gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một số nơi có đất badan khá màu mỡ
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, một số nơi phân hoá theo độ cao địa hình
Nguồn nước: Hệ thống sông lớn như sông Mã, sông Cả,...; các hồ như hồ Sông Mực, hồ Yên Mỹ,...
Rừng: Diện tích rừng tự nhiên lớn, ven biển có rừng phòng hộ chắn cát.
Biển, đảo: Tiềm năng hải sản lớn, đường bờ biển dài, vùng biển rộng, giàu thành phần loài
Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân đông, lực lượng lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và ứng phó với thiên tai. Khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến được ứng dụng ngày càng rộng rãi, phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp
* Hạn chế
Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các thiên tai như bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cát bay, cát chảy,...
Năng suất lao động chưa cao.
Ngành nông nghiệp đóng góp hơn 74% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
* Một số đặc điểm nổi bật:
Ngành lâm nghiệp đóng góp 6,8%.
Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 18%.
I. KHÁI QUÁT
Câu hỏi: Dựa vào hình 27.1 và thông tin trong bài, hãy:
Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
Nêu một số đặc điểm dân số của Bắc Trung Bộ.
Bài làm chi tiết:
* Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Diện tích: khoảng 51,2 nghìn km²
Gồm 6 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trong đó, Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bắc Trung Bộ có vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông, có hệ thống đầm, phá tiêu biểu như Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) cùng nhiều đảo, quần đảo như quần đảo Hòn Mê (Thanh Hoá), đảo Biện Sơn (Thanh Hoá), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)....
Tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và nước láng giềng Lào.
Thuận lợi cho việc kết nối giữa các tỉnh phía bắc với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công, là cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng.
* Đặc điểm dân số
Năm 2021, Bắc Trung Bộ có số dân khoảng 11,2 triệu người (chiếm 11,3% số dân cả nước), mật độ dân số là 218 người/km².
Dân cư phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng ven biển, thưa thớt ở khu vực núi phía tây.
Nhiều thành phần dân tộc như Kinh, Thái, Mường, Tày,...
Tỉ lệ dân thành thị chiếm khoảng 25,5% số dân của Bắc Trung Bộ. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,9%.
II. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
Câu hỏi: Dựa vào hình 27.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với việc hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
Bài làm rút gọn:
* Thế mạnh
Cấu trúc lãnh thổ giúp Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Địa hình và đất: Tạo điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng.
Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Nguồn nước: hệ thống sông lớn như sông Mã, sông Cả,...; các hồ như hồ Sông Mực, hồ Yên Mỹ,... cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt..
Rừng:
+ diện tích rừng tự nhiên lớn, ven biển có rừng phòng hộ chắn cát.
+ nhiều loài gỗ quý như táu, lim, sến, săng lẻ, lát hoa,... và các lâm sản khác như tre, song mây,...
+ vườn quốc gia như Bến En, Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng,...; khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An.
+ tài nguyên rừng có giá trị trong khai thác gỗ, lâm sản, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác động của thiên tai,..
Biển, đảo:
+ tiềm năng hải sản lớn, đường bờ biển dài, vùng biển rộng, giàu thành phần loài tạo điều kiện phát triển ngành khai thác thuỷ sản.
+ địa hình bờ biển thuận lợi để xây dựng các cảng cá.
+ phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cát, đầm, phá, mặt biển và ven các đảo.
Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ dân đông, lực lượng lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và ứng phó với thiên tai.
+ khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến được ứng dụng ngày càng rộng rãi => góp phần hình thành các trang trại, vùng chuyên canh và tạo sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.
* Hạn chế
Chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các thiên tai như bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cát bay, cát chảy,... => gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Năng suất lao động chưa cao; cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật còn hạn chế.
Câu hỏi: Dựa vào hình 27.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp của Bắc Trung Bộ.
Bài làm rút gọn:
Năm 2021, ngành nông nghiệp đóng góp hơn 74% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
* Trồng trọt
Cây công nghiệp: Phát triển một số cây công nghiệp lâu năm như cà phê (Nghệ An, Quảng Trị); cao su, hồ tiêu (Quảng Bình, Quảng Trị); chè (Nghệ An, Hà Tĩnh).
Cây ăn quả:
Phát triển nhanh ở nhiều địa phương. Sản phẩm chủ yếu là cam, bưởi,..
Ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn, hướng tới xuất khẩu.
Các tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn là Nghệ An, Hà Tĩnh.
Cây lương thực:
Chủ yếu là lúa, ngô. Đẩy mạnh trồng các giống ngô mới cho hiệu quả kinh tế cao như ngô sinh khối, ngô ngọt.
* Chăn nuôi
Phát triển ở các khu vực đồi trước núi, trong đó Nghệ An có quy mô đàn trâu và bò lớn nhất nước ta (năm 2021).
Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung ở những địa bàn trồng cây lương thực.
Câu hỏi: Dựa vào hình 27.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật về lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ.
Bài làm rút gọn:
- Năm 2021, ngành lâm nghiệp đóng góp 6,8% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ. Trong cơ cấu diện tích rừng, rừng đặc dụng chiếm 19%, rừng phòng hộ chiếm 28%, rừng sản xuất chiếm 53%.
- Diện tích rừng trồng ở Bắc Trung Bộ có xu hướng tăng; phát triển trồng rừng phòng hộ và trồng rừng gỗ lớn; nâng cao chất lượng cây giống.
- Đẩy mạnh khoanh nuôi rừng tự nhiên, bảo vệ các vườn quốc gia, phòng chống cháy rừng.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
+ Sản lượng gỗ khai thác có xu hướng tăng, đạt gần 4,8 triệu m³, chiếm khoảng 25% sản lượng gỗ khai thác cả nước (năm 2021).
+ Hình thành một số cơ sở chế biến sâu các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Nghệ An, Quảng Trị dẫn đầu về sản lượng gỗ khai thác của Bắc Trung Bộ.
Câu hỏi: Dựa vào hình 27.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật về thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
Bài làm rút gọn:
- Phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Năm 2021, ngành thuỷ sản đóng góp hơn 18% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
- Khai thác thuỷ sản:
+ Năm 2021, sản lượng khai thác chiếm khoảng 13% cả nước.
+ Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ; tăng số lượng tàu công suất lớn;... nâng cao hiệu quả khai thác.
+ Các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình dẫn đầu sản lượng thuỷ sản khai thác và quy mô tàu lớn của Bắc Trung Bộ.
- Nuôi trồng thuỷ sản:
+ Phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn như tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển,... và sản xuất giống.
+ Tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản; chú trọng ứng dụng khoa học – kĩ thuật, công nghệ.
+ Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở Thanh Hoá, Nghệ An.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Cho một số ví dụ cụ thể về thế mạnh đối với sự hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ.
Bài làm rút gọn:
Ví dụ về lâm nghiệp
+ Rừng có nhiều loài gỗ quý như táu, lim, sến, săng lẻ, lát hoa,... và các lâm sản khác như tre, song mây,...
+ Bắc Trung Bộ có các vườn quốc gia như Bến En, Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng,...; khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An.
Câu hỏi: Dựa vào bảng 27.3, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2010 – 2021.
Bài làm rút gọn:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG Ở BẮC TRUNG BỘ, GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Sưu tầm thông tin và viết báo cáo ngắn về một mô hình trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
Bài làm rút gọn:
Báo cáo mô hình trồng rừng Keo lai ở tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An có diện tích rừng lớn nhất cả nước, với hơn 1,16 triệu ha, chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nghệ An đã triển khai nhiều mô hình trồng rừng hiệu quả, góp phần nâng cao độ che phủ rừng và cải thiện môi trường sinh thái. Một trong những mô hình tiêu biểu là mô hình trồng rừng Keo lai.
* Mục tiêu
Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất.
Tăng thu nhập cho người dân.
* Đối tượng
Các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã có đất lâm nghiệp.
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.
* Nội dung
Chọn giống: Giống Keo lai F1, F2 có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Trồng rừng:
+ Thời vụ: Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu.
+ Mật độ: 2.000 - 3.000 cây/ha.
+ Kỹ thuật trồng: Đào hố, bón lót, vun gốc,...
Chăm sóc:
+ Phát quang, dọn cỏ, vun xới.
+ Bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây.
+ Phòng trừ sâu bệnh.
Thu hoạch: Cây Keo lai được thu hoạch sau 5 - 7 năm.
Kết quả:
+ Mô hình trồng rừng Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Năng suất gỗ đạt 20 - 30 m3/ha/năm.
+ Thu nhập từ trồng rừng Keo lai cao hơn so với các loại cây trồng khác.
+ Mô hình đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất.
* Hạn chế
Cây Keo lai dễ bị sâu bệnh tấn công.
Giá gỗ Keo lai biến động theo thị trường.
* Giải pháp
Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ gỗ Keo lai ổn định.
=> Đây là một mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.