Slide bài giảng Địa lí 12 Chân trời bài 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Slide điện tử bài 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
MỞ ĐẦU
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta đang diễn ra như thế nào?
Bài làm rút gọn:
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi kèm là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
I. Ý NGHĨA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
Bài làm rút gọn:
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có về tự nhiên, kinh tế - xã hội của quốc gia và mỗi vùng.
Đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy chứng minh sự chuyển dịch cơ cấu theo kinh tế của nước ta đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bài làm rút gọn:
Ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP tăng lên.
Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm.
Đồng thời với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:
Đã hình thành các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực,...
Trong dịch vụ hình thành các trung tâm thương mại, vùng du lịch....
Trong công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao,...;
Lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế có sự chuyển dịch nhằm khai thác tốt lợi thế phát triển.
Trong nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy chứng minh và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
Bài làm rút gọn:
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Trong nội bộ từng ngành, xu hướng chuyển dịch khá tích cực, phù hợp với định hướng tái cơ cấu các ngành kinh tế nước ta:
Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.
Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp, phát triển theo hướng an toàn sinh học.
Trong công nghiệp, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành chế biến, chế tạo, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Ngành dịch vụ ngày càng đóng góp quan trọng vào cơ cấu kinh tế nước ta và đang phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, ứng dụng khoa học – công nghệ trong các lĩnh vực như truyền thông, tài chính – ngân hàng, công nghệ thông tin, du lịch, thương mại, y tế, giáo dục,...
Chứng minh cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch.
Câu hỏi: Dựa vào hình 11 và thông tin trong bài, hãy:
Trình bày vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Bài làm rút gọn:
* Cơ cấu theo thành phần kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch
Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta.
Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng tăng và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP.
Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
* Vai trò của mỗi thành phần
Thành phần kinh tế Nhà nước:
+ Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế;
+ Bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo;...
+ Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt như viễn thông, điện, xăng dầu, khai khoáng,...
Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước:
+ Huy động ngày càng tốt nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
+ Đóng góp ngày càng lớn về vốn đầu tư, công nghệ;
+ Phương thức quản lí hiện đại;
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu cho nước ta.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy chứng minh và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta.
Bài làm rút gọn:
Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá sản xuất giữa các vùng đã phát huy được thế mạnh giữa các vùng.
Nước ta có 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ,
+ Đồng bằng sông Hồng,
+ Bắc Trung Bộ,
+ Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên,
+ Đông Nam Bộ,
+ Đồng bằng sông Cửu Long.
Các vùng kinh tế - xã hội có bước chuyển dịch tích cực, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.
Ngoài ra, nước ta đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, các hành lang kinh tế,...
Các vùng kinh tế này đang ngày càng phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế – xã hội, thu hút vốn đầu tư, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm 2,8%; từ 15,4% còn 12,6%.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Dựa vào bảng 11.1, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta, năm 2010 và 2021. Rút ra nhận xét.
Bài làm rút gọn:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2021
Nhận xét:
Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta có sự biến động, cụ thể:
Ngành công nghiệp xây dựng tăng 4,5%; tăng từ 33% lên 37,5%.
Ngành dịch vụ tăng 0,6%; từ 40,6% lên 41,2%
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Sưu tầm thông tin và tìm hiểu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế tại địa phương em sinh sống.
Bài làm rút gọn:
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế tại Hà Nội
Giai đoạn trước đây:
+ Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
+ Công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng, nhưng tỷ trọng tương đối thấp.
Giai đoạn hiện nay:
+ Dịch vụ có tỷ trọng GDP và lao động cao nhất.
+ Công nghiệp: Tăng trưởng ổn định, tỷ trọng GDP và lao động gia tăng.
+ Nông nghiệp: Tỷ trọng GDP và lao động giảm dần, nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực.