Slide bài giảng Địa lí 12 Chân trời bài 17: Một số ngành công nghiệp (phần 2)

Slide điện tử bài 17: Một số ngành công nghiệp (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 12 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 17. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

MỞ ĐẦU

Ở nước ta có các ngành công nghiệp nào? Đặc điểm phát triển và phân bố ra sao?

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU, KHÍ

Câu hỏi: Dựa vào hình 17.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp khai thác than, dầu, khí ở nước ta.

BÀI 17. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Bài làm rút gọn:

 

Khai thác than

Khai thác dầu, khí

Đặc điểm phát triển 

- Trữ lượng than lớn.

+ Than đá phân bố ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La,... 

+ Than nâu phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là ở Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định. 

+ Than bùn phân bố chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt khu vực U Minh (Kiên Giang, Cà Mau).

+ Sản lượng khai thác than trong nhiều thập kỉ trước đây có xu hướng tăng. 

+ Than được khai thác nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim, một phần phục vụ xuất khẩu. 

+ Công nghệ khai thác than ngày càng tiên tiến. 

+ Việc ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá trong khai thác than đã góp phần tăng năng suất lao động, tính an toàn, bảo vệ môi trường.

- Trữ lượng ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m³ khí. 

- Dầu mỏ, khí tự nhiên phân bố tại các bể trầm tích chứa dầu ở vùng thềm lục địa. Hai bể có khả năng khai thác lớn là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

+ Sản lượng khai thác dầu mỏ trong nước năm 2021 đạt 9,1 triệu tấn. 

+ Dầu thô khai thác phục vụ xuất khẩu và ngành hoá, lọc dầu với một số nhà máy lọc dầu lớn như Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hoá),... 

+ Sản lượng khai thác khí tự nhiên khoảng 6-10 tỉ m³ mỗi năm. 

+ Công nghiệp khai thác dầu, khí nước ta đang áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm tăng hiệu quả và sự an toàn trong khai thác đồng thời bảo vệ môi trường. 

+ Một số công nghệ như khoan giếng thân nhỏ, khai thác dầu trong đá móng, làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu,...

Phân bố

Than đá có sản lượng khai thác lớn nhất, giá trị kinh tế cao, khai thác chủ yếu ở Uông Bí, Cẩm Phả (Quảng Ninh). Than nâu và than bùn có sản lượng khai thác không nhiều.

Một số mỏ dầu đã và đang được khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc (thuộc bể Cửu Long), Đại Hùng (thuộc bể Nam Côn Sơn), Cái Nước (thuộc bể Thổ Chu - Mã Lai). 

- Một số mỏ khí đang được khai thác là Lan Đỏ, Lan Tây,... (thuộc bể Nam Côn Sơn).

II. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN

Câu hỏi: Dựa vào các hình 17.2, 17.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất điện ở nước ta.

BÀI 17. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

BÀI 17. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Bài làm rút gọn:

* Đặc điểm phát triển

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp sản xuất điện, gồm: 

+ Tiềm năng về thuỷ điện trên các hệ thống sông Hồng, sông Sê San, sông Đồng Nai,...

+ Tiềm năng về nhiệt điện từ than, dầu mỏ, khí tự nhiên

+ Tiềm năng về năng lượng tái tạo từ gió, Mặt Trời,...

Công nghiệp sản xuất điện nước ta phát triển mạnh, sản lượng điện tăng nhanh, đạt tông 244,9 tỉ kWh (năm 2021). Cơ cấu sản lượng điện đa dạng bao gồm: nhiệt điện, thuỷ điện, năng lượng tái tạo,...

* Phân bố

Thuỷ điện: Các nhà máy với công suất lớn như Sơn La (2 400 MW), Hoà Bình (1 920 MW), Lai Châu (1 200 MW), 

Nhiệt điện:

+ Các nhà máy nhiệt điện than công suất lớn như Duyên Hải 1 (1 245 MW), Vũng Áng 1 (1 200 MW), Hải Phòng (1 200 MW), Quảng Ninh (1 200 MW),... 

+ Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (tua bin khí) công suất lớn như Phú Mỹ 1 (1 140 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Cà Mau 1 (771 MW.,,

Năng lượng tái tạo:

+ Các nhà máy điện gió có công suất lớn ở Đắk Lắk, Ninh Thuận,... 

+ Các nhà máy điện mặt trời có công suất lớn ở Phú Yên, Ninh Thuận, Trà Vinh,...

III. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH

Câu hỏi: Dựa vào hình 16 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta.

Bài làm rút gọn:

* Đặc điểm phát triển 

  • Điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính như nguồn lao động trẻ, trình độ người lao động ngày càng nâng cao, chính sách phát triển công nghiệp, hội nhập trong khu vực và trên thế giới,...

  • Sản phẩm của ngành khá đa dạng, như linh kiện điện tử; thiết bị truyền thông; điện tử dân dụng; thiết bị và dụng cụ quang học,…

  • Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ được đẩy mạnh.

* Phân bố

  • Chủ yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...

  • Hiện nay, một số địa phương đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào ngành này như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai,...

IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Câu hỏi: Dựa vào hình 16 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta.

Bài làm rút gọn:

* Đặc điểm phát triển 

  • Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta phát triển thuận lợi nhờ nguồn nguyên liệu trong nước phong phú, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn,...

  • Các sản phẩm của ngành khá đa dạng và không ngừng gia tăng về sản lượng.

  • Nhiều thành tựu khoa học – công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, như tự động hoá dây chuyền sản xuất, công nghệ vi sinh, công nghệ bao bì và đóng gói,...

* Phân bố: Thường tập trung gần nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang,…

V. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG 

Câu hỏi: Dựa vào hình 17.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất đồ uống ở nước ta. 

Bài làm rút gọn:

* Đặc điểm phát triển 

  • Nước ta có nguồn nông sản dồi dào, nhiều điểm nước khoáng có chất lượng tốt, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ uống ngày càng gia tăng,...

  • Cơ cấu sản phẩm của ngành đa dạng, như nước tinh khiết, nước khoáng, bia,... 

  • Nhiều sản phẩm hiện nay do các tập đoàn lớn trên thế giới sản xuất. 

  • Các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành, như tự động hoá, công nghệ sản xuất đồ uống lên men, công nghệ vi sóng trong tiệt trùng thực phẩm,...

* Phân bố: Thường phân bố ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn. Một số cơ sở sản xuất phân bố gần nguồn nước khoáng.

VI. CÔNG NGHIỆP DỆT, MAY

Câu hỏi: Dựa vào hình 17.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất đồ uống ở nước ta. 

BÀI 17. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Bài làm rút gọn:

* Đặc điểm phát triển 

  • Ngành công nghiệp dệt, may ở nước ta có nhiều điều kiện phát triển như nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, một số nguồn nhiên liệu, nguyên liệu trong nước pho ng phú,...

  • Sản phẩm công nghiệp dệt, may đa dạng, nhiều sản phẩm không ngừng gia tăng về sản lượng.

  • Quá trình tự động hoá dây chuyền sản xuất đang được triển khai rộng rãi trong các cơ sở sản xuất dệt, may.

* Phân bố: Phân bố ở các đô thị lớn và các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Hải Dương, Cần Thơ,...

VII. CÔNG NGHIỆP GIÀY DÉP

Câu hỏi: Dựa vào hình 17.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất đồ uống ở nước ta. 

Bài làm rút gọn:

* Đặc điểm phát triển 

  • Phát triển khá nhanh ở nước ta nhờ những điều kiện thuận lợi về lao động, thị trường, nguồn nguyên liệu trong nước,...

  • Nước ta có vị trí cao trên thế giới về sản lượng giày dép.

  • Các sản phẩm của ngành đa dạng, như giày dép da, giày vải, giày thể thao,...

  • Các công ty lớn cũng đang từng bước đưa rô-bốt vào trong một số công đoạn sản xuất. Công nghệ in 3D cũng đang được ứng dụng vào sản xuất giày dép.

* Phân bố: Rộng khắp cả nước, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Dựa vào hình 16 và kiến thức đã học, xác định đặc điểm phân bố của công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta và giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.

BÀI 17. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Bài làm rút gọn:

  • Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,... 

  • Một số địa phương đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào ngành này như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai,…

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Lựa chọn một ngành công nghiệp ở địa phương em sinh sống hoặc ở thành phố trực thuộc trung ương, sau đó viết bài giới thiệu ngắn về ngành công nghiệp đã chọn.

Bài làm rút gọn:

Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Vị trí

  • Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

  • Đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tiềm năng

  • Thị trường tiêu thụ lớn: TP.HCM là thành phố đông dân nhất cả nước, với hơn 13 triệu dân.

  • Nguồn nguyên liệu dồi dào.

  • Hạ tầng giao thông thuận lợi

  • Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo bài bản.

Thành tựu

  • Sản lượng: Đóng góp hơn 20% sản lượng toàn ngành của cả nước.

  • Giá trị sản xuất tăng bình quân 10%/năm.

  • Sản phẩm chế biến lương thực thực phẩm của TP.HCM xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thách thức:

  • Cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

  • Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu và chất lượng sản phẩm.

  • Nhu cầu đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Giải pháp

  • Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

  • Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

  • Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực.

=> Ngành chế biến lương thực thực phẩm TP.HCM có nhiều tiềm năng phát triển. Cần có những giải pháp phù hợp để ngành chế biến lương thực thực phẩm TP.HCM tiếp tục phát triển và đóng góp vào an ninh lương thực, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.