Slide bài giảng Đạo đức 3 Kết nối bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè

Slide điện tử bài 8 Xử lí bất hòa với bạn bè. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Đạo đức 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ (3 tiết)

A. KHỞI ĐỘNG

- GV mời HS chia sẻ những trải nghiệm cá nhân: Em và bạn đã từng có bất hoà về việc gì? Khi đó, em đã xử lí bất hoà đó như thế nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Tìm hiểu bất hòa với bạn bè

  • Tìm hiểu lợi ích của xử lí bất hòa với bạn bè

  • Tìm hiểu cách xử lí bất hoà với bạn bè

  • Giúp bạn bè xử lí bất hòa

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu bất hòa với bạn bè

Trình bày biểu hiện, nguyên nhân gây ra bất hòa giữa bạn bè?

Nội dung ghi nhớ:

+ Trong cuộc sống, có thể xảy ra nhiều tình huống bất hoà. Biểu hiện của bất hoà giữa bạn bè rất đa dạng như: không chịu nhường nhịn nhau, gây áp lực lên bạn, nói dối hoặc lập nhóm tẩy chay bạn bè của mình,... 

+ Nguyên nhân của sự bất hoà là khi mỗi người đều khăng khăng giữ quan điểm riêng của mình, không lắng nghe lời giải thích hoặc đổ lỗi cho bạn khác,... 

+ Chúng ta cần nhận ra các biểu hiện của sự bất hoà để có cách xử lí tốt nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lợi ích của xử lí bất hòa với bạn bè

Trong những tình huống bất hòa, tại sao chúng ta cần phải xử lí?

Nội dung ghi nhớ:

Trong những tình huống bất hoà, chúng ta cần phải tìm cách để xử lí. Nếu những mối bất hoà không được phát hiện và xử lí kịp thời, chúng ta có thể mất đi một tình bạn đẹp và có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xử lí bất hoà với bạn bè

Ngoài cách thức trên, em còn có cách xử lí nào khác khi có bất hoà với bạn bè?

Nội dung ghi nhớ:

Để xử lí bất hoà với bạn bè, chúng ta nên bình tĩnh; tìm hiểu nguyên nhân gây bất hoà; nói chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe bạn nói, không ngắt lời; chủ động xin lỗi một cách chân thành nếu có lỗi; bắt tay vui vẻ làm hoà;...

Hoạt động 4: Giúp bạn bè xử lí bất hòa

Làm cách nào để giúp bạn bè xử lí bất hòa ?

Nội dung ghi nhớ:

Để giúp bạn xử lí bất hoà, chúng ta nên ngồi lại cùng các bạn, lắng nghe ý kiến của từng người, chỉ ra những điểm đúng ở hai bạn và xoá bỏ những hiểu lầm. Sau đó, em có thể đề xuất một giải pháp mà cả hai bạn đều cảm thấy ổn và nhất trí thực hiện. Bước cuối cùng là đề nghị các bạn bắt tay làm lành với nhau.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Biểu hiện của việc biết chia buồn với bạn khi gia đình có người mất là?

A. Đến an ủi, động viên bạn.

B. Đến phá đám.

C. Đến trêu chọc bạn.

D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 2: Khi bạn bị điểm kém em sẽ?

A. Động viên, an ủi bạn.

B. Phân biệt đối xử.

C. Đến trêu chọc bạn.

D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 3: Nêu 3 việc em sẽ làm để giải quyết bất hoà trong mối quan hệ với bạn bè

A. Bình tĩnh tìm hiểu vấn đề và nguyên nhân.

B. Giải quyết khúc mắc và hiểu lầm.

C. Xin lỗi khi bản thân sai.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Khi bạn có chuyện vui em sẽ?

A. Chúc mừng, chia vui với bạn.

B. Không quan tâm.

C. Ghen tỵ với bạn.

D. Nói xấu bạn.

Câu 5: Em thấy các bạn đất từ các đất nước khác nhau trên toàn thế giới. Nhưng vẫn cùng nhau tươi cười và tham gia một trò chơi tập thể. Điều này thể hiện điều gì?

A. Đoàn kết bạn bè quốc tế.

B. Không đoàn kết.

C. Sự mâu thuẫn giữa các bạn.

D. Tính không hòa đồng của các bạn.

Đáp án gợi ý:

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: A 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

Tư vấn cho các bạn hàng xóm, bạn ở lớp cách xử lí nếu các bạn đang có bất hoà.