Slide bài giảng Đạo đức 3 Kết nối bài 7 Khám phá bản thân
Slide điện tử bài 7 Khám phá bản thân. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Đạo đức 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 7: KHÁM PHÁ BẢN THÂN (5 tiết)
A. KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi tìm điểm mạnh của bản thân”.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?
Nội dung ghi nhớ:
+ Điểm mạnh:
Bạn nữ: tốt bụng, cẩn thận.
Bạn nam: hài hước, trung thực.
+ Điểm yếu:
Bạn nữ: nhút nhát.
Bạn nam: sợ nước.
+ Cách khắc phục điểm yếu:
Bạn nữ: cố gắng mạnh dạn hơn.
Bạn nam: mùa hè sẽ đi học bơi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Theo em, vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Nội dung ghi nhớ:
+ Điểm yếu có thể thay đổi được nếu chúng ta thực sự cố gắng. Mỗi người cần nhìn nhận điểm yếu theo chiều hướng tích cực. Thay đổi một điểm yếu sẽ khiến bản thân tự tin hơn, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
+ Mỗi người cần tập trung vào phát triển điểm mạnh của bản thân. Khi biết cách phát triển điểm mạnh, mỗi người sẽ thành công hơn trong học tập và cuộc sống.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Làm thế nào để đánh giá đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?
Nội dung ghi nhớ:
Để đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, em cần:
+ Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày;
+ Lắng nghe nhận xét của người khác về mình;
+ Tích cực tham gia các hoạt động để khám phá các khả năng của bản thân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Chỉ cần tự làm lấy những việc mà mình yêu thích thể hiện ?
A. Sự ích kỉ.
B. Sự lãng phí.
C. Sự tiết kiệm.
D. Sự hòa đồng.
Câu 2: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?
A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
B. Em sẽ mặc kệ cô.
C. Em sẽ trêu ngươi cô.
D. Em sẽ coi thường cô.
Câu 3: Dù B không hát hay nhưng vẫn tích cực đi tham gia hoạt động văn nghệ của lớp và xin vào đội múa. Việc đó thể hiện?
A. B là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
B. B là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
C. B là người sống hòa đồng với các bạn.
D. B là người tốt bụng.
Câu 4: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà em thì em sẽ làm gì?
A. Em sẽ cảm ơn bác và mời bác cốc nước.
B. Em sẽ không nói gì.
C. Em sẽ chế giễu bác đưa thư.
D. Em sẽ nói trống không với bác đó.
Câu 5: Biểu hiện của phép lịch sự trong ăn uống là?
A. Không đảo thức ăn lộn xộn.
B. Mời ông bà, bố mẹ ăn cơm.
C. Không được cười đùa làm rơi thức ăn ra ngoài.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án gợi ý:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: D
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Chia sẻ về những việc em sẽ làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.