Slide bài giảng Đạo đức 3 Kết nối bài 5 Giữ lời hứa
Slide điện tử bài 5 Giữ lời hứa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Đạo đức 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5: GIỮ LỜI HỨA (3 tiết)
A. KHỞI ĐỘNG
- GV mời đại diện 4-5 HS chia sẻ ý kiến trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
Tìm hiểu biểu hiện của việc giữ lời hứa
Tìm hiểu sự cần thiết phải giữ lời hứa
Thảo luận về cách để giữ lời hứa
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của việc giữ lời hứa
Trình bày những biểu hiện của việc giữ lời hứa?
Nội dung ghi nhớ:
Biểu hiện của việc giữ lời hứa là đúng hẹn, nói đi đôi với làm, cố gắng thực hiện điều đã hứa, giữ đúng lời đã hứa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải giữ lời hứa
Tại sao cần phải giữ lời hứa?
Nội dung ghi nhớ:
Việc giữ lời hứa thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin tưởng, quý trọng. Nếu không biết giữ lời hứa thì sẽ không được mọi người tin tưởng.
Hoạt động 3: Thảo luận về cách để giữ lời hứa
Làm thế nào để giữ lời hứa?
Nội dung ghi nhớ:
+ Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa:
Đúng hẹn
Chỉ hứa những điều trong khả năng của mình có thể thực hiện được.
+ Những điều em nên tránh khi hứa với người khác:
Sai hẹn.
Hứa suông mà không làm.
+ Những cách ứng xử khi không thực hiện được lời hứa:
Gọi điện xin lỗi và giải thích lí do thất hứa.
Nhờ cha mẹ, người thân giải thích lí do với người được mình hứa.
Gặp trực tiếp xin lỗi và giải thích lí do thất hứa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói về?
A. Giữ lời hứa.
B. Lòng tự trọng.
C. Đoàn kết.
D. Cần cù.
Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Hứa với tất cả mọi người, làm được hay không thì không cần biết.
B. Làm những việc tốt khi đã hứa.
C. Chỉ thực hiện lời hứa khi làm việc tốt.
D. Không nên hứa trước điều gì.
Câu 3: Những từ, cụm từ nào dưới đây là biểu hiện của việc giữ lời hứa?
a. Đúng hẹn. b. Nói đi đôi với làm. c. Nói một đằng làm một nẻo.
d. Lỡ hẹn. e. Giữ đúng lời đã hứa. f. Chỉ hứa nhưng không làm.
A. a, e, f.
B. b, c, e.
C. a, b, e.
D. d, e, f
Câu 4: Khi thất hứa với người khác thì em cảm thấy như thế nào?
A. Hối hận, day dứt.
B. Cởi mở, vui vẻ.
C. Không quan tâm.
D. Bình thường.
Câu 5: “Hay gì lừa đảo kiếm lời/Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang”
Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?
A. Giữ lời hứa.
B. Giữ lòng tin.
C. Giữ chữ tín.
D. Giữ lời nói.
Đáp án gợi ý:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: A
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Sưu tầm một số câu chuyện về tấm gương biết giữ lời hứa.
Nội dung ghi nhớ:
Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
…