Slide bài giảng công nghệ thiết kế 10 kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Slide điện tử bài 9: Hình chiếu vuông góc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ thiết kế 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Tại sao trong bản vẽ kỹ thuật ở Bắc Mỹ phương pháp chiếu góc thứ ba được sử dụng phổ biến?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Phương pháp góc chiếu thứ nhất
- Phương pháp chiếu góc thứ ba
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp góc chiếu thứ nhất
- Trình bày nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất?
Nội dung ghi nhớ:
1.1 Nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất:
a) Đặt vật thể vào trong một góc tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng (P1), mặt phẳng hình chiếu bằng (P2) và mặt phẳng hình chiếu cạnh (P3) vuông góc với nhau từng đôi một.
b) Quay mặt phẳng hình chiếu bằng quanh trục Ox một góc 90 và quay mặt phẳng hình chiều cạnh quanh trục Oz một góc 90 để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng.
c) Chiếu vật thể theo hưởng chiếu từ trước lên mặt phẳng P1, theo hướng chiếu từ trên lên mặt phẳng P2 và theo hướng chiếu từ trái lên mặt phẳng P3 sẽ được các hình chiến chống l hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C.
1.2. Vật thể nằm giữa người quan sát và một phẳng hình chiếu.
1.3. Hình chiếu bằng B nằm bên dưới hình chiếu đứng A và hình chiều cạnh C nằm bên phải hình chiếu đứng.
1.4. m = Rộng, n = Cao.
2. Phương pháp chiếu góc thứ ba
- Nêu nội dung phương pháp góc chiếu thứ ba?
Nội dung ghi nhớ:
- Vật thể nằm phía dưới P2, phía sau P1 và bên phải P3.
- Mặt phẳng hình chiếu nằm giữa người quan sát và vật thể.
- Hình chiếu bằng B nằm phía trên hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh C nằm bên trái hình chiếu đứng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Phương pháp chiếu bao gồm:
A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.
B. Phương pháp góc chiếu thứ ba.
C. Cả A và B.
D. Đáp án khác.
Câu 2: Việt Nam thường sử dụng phương pháp góc chiếu nào?
A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.
B. Phương pháp góc chiếu thứ ba.
C. Cả A và B.
D. Đáp án khác.
Câu 3: Quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc:
A. Số lượng các hình chiếu phải đủ để thể hiện hình dạng của vật thể.
B. Đường bao khuất, cạnh khuất vẽ bằng nét đứt mảnh.
C. Vẽ đường trục cho các vật thể đối xứng, vẽ đường tâm cho đường tròn bằng nét gạch dài-chấm-mảnh.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 4: Vẽ hình chiếu vuông góc gồm mấy bước?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 5: Bước 1 của vẽ hình chiếu là:
A. Phân tích vật thể thành các hình đơn giản và chọn các hướng chiếu.
B. Vẽ ba hình chiếu của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể bằng nét liền mảnh.
C. Vẽ các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh.
D. Hoàn thiện các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn. Ghi kích thước của bản vẽ.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | A | D | B | A |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Một số nước châu Mỹ và Nhật Bản sử dụng phương pháp chiếu nào?
Câu 2: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu cạnh có vị trí như thế nào so với hình chiếu đứng?