Slide bài giảng công nghệ thiết kế 10 kết nối bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

Slide điện tử bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ thiết kế 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 21: PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ THIẾT KẾ KĨ THUẬT

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Quá trình thiết kế kĩ thuật gắn liền với tư duy thiết kế và quy trình thiết kế kĩ thuật gồm nhiều bước. Trong mỗi bước, có thể sử dụng phương pháp, kĩ thuật và các phương tiện nào để quá trình thiết kế kĩ thuật đạt hiệu quả cao, tạo ra sản phẩm tối ưu và vượt trội?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu các phương pháp, kĩ thuật hỗ trợ thiết kế kĩ thuật
  • Các phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu các phương pháp, kĩ thuật hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

- Có những phương pháp, kĩ thuật hỗ trợ thiết kế kĩ thuật nào, hãy trình bày cụ thể?

Nội dung ghi nhớ:

1. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO

- Phương pháp động não có thể được sử dụng trong tất cả các bước của quy trình thiết kế kĩ thuật. Trong đó, phương pháp này được sử dụng nhiều trong các bước xác định vấn đề; đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp; thử nghiệm, kiểm chứng giải pháp; trong các bước điều chỉnh thiết kế để hoàn thiện sản phẩm.

2. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY

- Phương pháp sơ đồ tư duy được sử dụng trong một số giai đoạn của quy trinh thiết kế như giai đoạn xác định vấn đề, tìm hiểu tổng quan và xác định vấn đề, tìm hiểu tổng quan và xác định yêu cầu, đánh giá nguồn lực,..

3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

- Phương pháp điều tra được tiến hành trong giai đoạn xác định vấn đề, kiểm chứng giải pháp của họ quy trình thiết kế kĩ thuật nhằm thu thập thông tin để xác định tiêu nghiên cứu, xác định vấn đề cần giải quyết, yêu cầu cần đạt của sản phẩm và đánh giá sản phẩm. 

4. KĨ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI

- Kĩ thuật đặt câu hỏi là một kĩ thuật tư duy bằng hệ thống các câu hỏi có mục đích, trình tự rõ ràng để tìm hiểu, thu thập thông tin, phát hiện và nghiên cứu sáu một vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của thiết kế kĩ thuật. Trong đó, kĩ thuật này được sử dụng có hiệu quả cao trong giai đoạn xác định vấn đề, tìm hiểu tổng quan và xác định yêu cầu của sản phẩm.

5. PHƯƠNG PHÁP SCAMPER SCAMPER 

- Là phương pháp tư duy sáng tạo nhằm cải thiện sản phẩm, quy trình, dịch vụ,... đã có hay dự tính phát triển một sản phẩm mới, dựa vào việc đặt ra và giải đáp những câu hỏi thuộc bày phương diện khác nhau.

- Phương pháp SCAMPER được sử dụng trong các giai đoạn của quy trình thiết kế kĩ thuật như: đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp và xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp, điều chỉnh thiết kế. Nhờ vậy các giải pháp, sản phẩm trở nên sáng tạo và hiệu quả hơn.

2. Các phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

- Hãy kể tên các phương tiện hỗ trợ kĩ thuật.

Nội dung ghi nhớ:

- Các vật dụng ghi chép, các loại bút màu, bút nhớ, giấy nhớ, giấy màu,...

- Thiết bị điện tử và các phần mềm: máy tính, điện thoại thông minh (chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi chú....), các phần mềm hỗ trợ soạn thảo, tính toán, trình chiếu, lập sơ đồ tư duy, vẽ Poster (Word, Excel, PowerPoint, Mindmap....); các phần mềm hỗ trợ về kĩ thuật như AutoCAD, SolidWorks, Tinkercad, ScatchUp.... cho phép biểu diễn vật thể dưới nhiều góc độ để quan sát hình anh 2D và 3D phần mềm khảo sát và xử lí thông tin, phần mềm tìm kiếm thông tin, phần mềm hỗ trợ in 3D,... 

- Dụng cụ đo thước đo độ dài, thước đo góc, dụng cụ đo đường kinh (Panme), ê ke, com pa, đồng hồ bấm giờ, nhiệt kế, bình chia độ...

- Vật liệu: tấm mica, tấm xốp, tấm nhựa, gỗ, tấm kim loại, cuộn dây in 3D,... 

- Dụng cụ và thiết bị gia công vật liệu, cưa tay, dũa, đục, máy khoan, máy cắt, máy hàn, súng bắn keo, máy in 3D, bút in 3D,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Thiết bị ào dùng để cắt vật liệu?

A. Cưa

B. Thước dây  

C. Kìm

D. Khoan

Câu 2: Thiết bị nào dùng để cầm, giữ, uốn cong và thậm chí cắt nhiều loại vật thể?

A. Thước dây  

B. Kìm

C. Cưa

D. Máy tiện

Câu 3: Ý nào dưới đây là phương tiên hỗ trợ thiết kế kĩ thuật?

A. Thiết bị điện tử và các phần mềm  

B. Dụng cụ đo

C. Các vật dụng ghi chép

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 4: Ý nào dưới đây là dụng cụ đo để hỗ trợ thiết kế kĩ thuật?

A. Máy tính, điện thoại thông minh  

B. Các loại bút màu, bút nhớ.

C. Thước đo độ dài, thước đo góc

D. Tấm mica, tấm xốp

Câu 5: Áp dụng các phương pháp, phương tiện vào giai đoạn tìm hiểu tổng quan là:

A. Tìm hiểu các giải pháp đã có trên thị trường, sử dụng bảng phân tích điểm mạnh, yếu và tính thú vị của chúng. 

B. Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin

C. Áp dụng phương pháp điều tra, thiết kế bảng hỏi

D. Cả 3 đáp án trên

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

D

C

D

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Có mấy phương pháp chung trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật? Là những phương pháp nào?

Câu 2: Em hãy cho biết thiết bị nào dùng để cầm, giữ, uốn cong và thậm chí cắt nhiều loại vật thể?