Slide bài giảng công dân 7 kết nối bài 8: Quản lí tiền ( 3 tiết)
Slide điện tử bài 8: Quản lí tiền ( 3 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công dân 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 8. QUẢN LÝ TIỀN
1. Ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả
Câu 1: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (trang 44 phần 1 SGK)
a) Em có nhận xét gì về việc quản lý tiền của Thúy?
b) Theo em, việc quản lý tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Trả lời rút gọn:
a) Thúy chi tiêu tiền cho những việc thực sự cần thiết và Thúy biết lên kế hoạch kiếm thêm tiền bằng những việc phù hợp với năng lực của bản thân.
b) Quản lý tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình
2. Một số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả
Câu 1: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 45 mục 2 sgk)
a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?
b) Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?
Trả lời rút gọn:
a)
- Thứ mong muốn có: ví dụ (5), (6), (8), (9), (11),...
- Thứ rất cần: (1), (4), (8),...
- Mua Số (1) để phục vụ cho việc học tập, số (4) đồ ăn để có đủ năng lượng học tập, số (8) bởi vì đôi giày cũ của em đã bị rách
b)
- Không còn đủ tiền để chi tiêu cho những thứ thật sự cần thiết, khi có những trường hợp phát sinh đột ngột
- Để tránh việc chi tiêu quá mức, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua một thứ đồ gì đó, suy nghĩ kỹ xem đó có phải món đồ thật sự cần thiết không
Câu 2: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 45 mục 2 sgk)
a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp?
b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
a) Vì các bạn không tin tưởng H do trước đây H đã vay mượn các bạn nhiều lần nhưng không trả tiền đúng hẹn
b) Đảm bảo có khả năng trả lại sau, chú ý đến thời điểm đã giao hẹn và phải trả tiền đúng hẹn
Câu 3: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 46 mục 2 sgk)
a) Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền và thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
b) Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
c) Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
Trả lời rút gọn:
a) Chị Hà đã xác định được thứ mà chị muốn mua chính là một chiếc áo len để tặng bà => Chị Hà đã lên kế hoạch tiết kiệm từ trước đó mấy tháng => Mỗi tháng chị đều có một khoản tiền nhỏ để cho vào hũ tiết kiệm.
b) Em có ý định đổi điện thoại mới, do vậy nên em đã tích góp tiền, cân đối chi phí sinh hoạt hằng ngày để thực hiện được mục tiêu
c) Không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng.
Câu 4: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 46 mục 2 sgk)
a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... trong cuộc sống?
b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... mà em biết.
Trả lời rút gọn:
a) Tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... giúp chúng ta tiết kiệm được tiền vì thức ăn, điện, nước là những thứ mà chúng ta sử dụng nhiều
Ý nghĩa: Tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác.
b) Tiết kiệm thức ăn: Mua lượng thức ăn vừa đủ ăn, không bỏ phí thức ăn
Tiết kiệm điện: Tắt hết những thiết bị điện khi không sử dụng
Tiết kiệm nước: Chỉ sử dụng nước khi cần thiết, không phí phạm nước sạch vào các mục đích để vui chơi, đùa nghịch
Câu 5: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 47 mục 2 sgk)
a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì?
b) Em hãy kể thêm những vật khác có thể tái chế.
Trả lời rút gọn:
a) Bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải; kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ
b)
- Quần áo cũ
- Bìa các-tông
- Giấy báo cũ
Câu 6: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 47 mục 2 sgk)
a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên.
b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán.
Trả lời rút gọn:
a)
- Hình 1: Bánh ngọt
- Hình 2: Những đồ vặt được làm từ len
b)
- Tranh tự vẽ
- Đồ ăn vặt (sữa chua, trà sữa, bánh mì...)
-Vòng tay, vòng cổ,…
Câu 7: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 48 mục 2 sgk)
a) Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân?
b) Em hãy kể thêm những việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền.
Trả lời rút gọn:
a)
- Hình 1: Cho gà ăn.
- Hình 2: Phụ giúp bố đánh máy tài liệu.
b)
- Phụ giúp việc nhà: lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt phơi quần áo,...
- Giúp mẹ đi chợ
- Phụ giúp bố mẹ bán hàng
Câu 8: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 48 mục 2 sgk)
Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi ích gì?
Trả lời rút gọn:
- Hạn chế việc tiêu tiền một cách hoang phí.
- Tiền không bị mất giá, có một khoản tiền lãi hàng tháng.