Slide bài giảng công dân 7 kết nối bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa (3 tiết)

Slide điện tử bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa (3 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công dân 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 5. BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

MỞ ĐẦU

Câu 1: Em hãy tìm và hát những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc: quan họ, chèo, hát ru... Theo em, những làn điệu trên có phải là di sản văn hóa của Việt Nam không? 

Trả lời rút gọn:

Đồng ý. Bởi vì di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác 

1 Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Câu 1: Em hãy đọc thông tin, quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:: (trang 24, 25 phần 1 SGK)

a) Trong những bức ảnh trên, hình ảnh nào là di sản văn hóa? Hình ảnh nào không phải là di sản văn hóa? Hình ảnh nào là di sản văn hóa vật thể? Hình ảnh nào là di sản văn hóa phi vật thể?

b) Theo em, di sản văn hóa là gì?

c) Kể thêm những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết? 

Trả lời rút gọn:

a) 

Bức ảnh 1: Hồ Gươm, Hà Nội => Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.

Bức ảnh 2: Cầu Cần Thơ, thành phố Cần Thơ => Đây không phải là di sản văn hóa.

Bức ảnh 3: Nhã nhạc cung đình Huế, Huế => Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Bức ảnh 4: Tháp Chăm, Ninh Thuận =>Đây không phải là di sản văn hóa.

Bức ảnh 5: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh => Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.

Bức ảnh 6: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên =>Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

b) Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ,..) và di sản văn hoá phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ,...). 

c) Các di sản văn hóa ở Việt Nam:

Di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long

Di sản văn hóa phi vật thể: Dân ca Quan họ, ca trù, hội Gióng, hát xoan Phú Thọ

2. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

(Trang 26 mục 2 sgk)

a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Quảng Nam và cả nước?

b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước?

c) Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội?

Trả lời rút gọn:

a) Phố cổ Hội An là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách địa phương

b) Lễ Tịch điền mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Việc tổ chức Lễ hội Tịch điền chứa đựng nhiều phong tục đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, khơi dậy và giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc cho các thế hệ con cháu

c) Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

(Trang 27 mục 3 sgk)

a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như thế nào?

b) Hãy nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

Trả lời rút gọn:

a) Luôn tôn trọng và bảo vệ di tích theo đúng như quy định của pháp luật. Các hành vi phá hoại, làm ảnh hưởng đến ngôi chùa cổ đều được xử lí nghiêm ngặt và kịp thời. 

b) Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 28 mục 4 sgk)

a) Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh trên.

b) Theo em, học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa ở Việt Nam?

Trả lời rút gọn:

a) Trường hợp: Hồng đã biểu diễn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong các ngày lễ của trường và từ chối lời đề nghị biểu diễn các bài hát hiện đại của bạn cùng lớp.

- Bức tranh 1: Bạn nhỏ đã giới thiệu di sản văn hóa của địa phương mình cho những người đến tham quan.

- Bức tranh 2: Các bạn nhỏ đã báo cho chú công an để các chú kịp thời xử  được những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

- Bức tranh 3: Bạn nhỏ đã vẽ những bức tranh về hồ Gươm và giới thiệu với những vị du khách nước ngoài về di sản văn hóa của đất nước 

- Bức tranh 4: Mọi người dân thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu di tích để giữ khu di tích luôn luôn sạch sẽ.

b) Những việc học sinh có thể làm: dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa ở địa phương mình, đi tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa, không vứt rác bừa bãi.