Slide bài giảng công dân 7 cánh diều bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (3 tiết)

Slide điện tử bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (3 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công dân 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7. ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÝ CĂNG THẲNG

1. Tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh (trang 33, 34 mục 1 sgk) và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng? Hãy chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống.

b) Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể và phân loại, sắp xếp những biểu hiện đó theo các nhóm trong bảng dưới đây.

Giải rút gọn:

a) Tình huống 1: Bạn nữ căng thẳng vì bài thi ngày hôm sau thì em gái luôn khóc lóc đòi chị cùng chơi. Biểu hiện lo lắng, mất tập trung, bực bội.

Tình huống 2: Bạn nam căng thẳng vì lo bài kiểm tra đạt điểm thấp. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo lắng, hoảng sợ.

Tình huống 3: Các bạn học sinh đều vui chơi rất vui vẻ, không căng thẳng.

Tình huống 4: Bạn nữ căng thẳng vì bạn bè không ai chơi cùng. Biểu hiện của sự căng thẳng là buồn bã, lo lắng.

b) Bạn C có học lực trung bình. C rất nỗ lực học bài và ôn tập để chuẩn bị cho kì thi. Tuy nhiên, gia đình bên cạnh nhà C sửa nhà, vì vậy ngày ngày tiếng động sửa nhà rất lớn và ồn, ảnh hưởng đến C khiến cho C càng thêm căng thẳng.

  • Thể chất: đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi

  • Tinh thần: uể oải, chán nản

  • Cảm xúc: lo âu, khó chịu

2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

Câu 1: Em hãy đọc tình huống (trang 35 mục 2 sgk) và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, nguyên nhân nào gây ra căng thẳng của bạn T?

b) Em hãy cho biết, sự căng thẳng của T đã ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và những người xung quanh?

Giải rút gọn:

a) Nguyên nhân do biến cố xảy ra khiến T không thể tham gia thi đấu, bỏ lỡ mất cơ hội đạt cúp vô địch, đánh mất sự kì vọng vào bản thân.

b) Sự căng thẳng đã khiến cho cảm xúc của T không ổn định, hay cáu kỉnh và bực bội, không kiểm soát được hành vi

3. Cách ứng phó với căng thẳng

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh (trang 36 mục 3 sgk) và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, các bạn học sinh trong các hình ảnh trên đã làm gì để ứng phó với căng thẳng?

b) Em hãy nêu thêm một số cách ứng phó với căng thẳng.

Giải rút gọn:

a) Hình 1: Chia sẻ với bạn bè chuyện buồn mình đang gặp để được lắng nghe, an ủi.

Hình 2: Chơi thể thao để giải tỏa căng thẳng, lấy lại tinh thần.

Hình 3: Viết nhật  về những chuyện không vui để trải bớt nỗi lòng

Hình 4: Thẳng thắn đối mặt mâu thuẫn, giải quyết mọi chuyện một cách rõ ràng.

b) Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu, nghe nhạc,.. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh. Suy nghĩ tích cực.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây (trang 37 sgk) và trả lời câu hỏi

a) Theo em, nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn trong các hình ảnh trên là gì?

b) Em hãy nhận xét cách ứng phó với căng thắng các bạn trong các hình ảnh trên.

c) Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong những tình huống?

Giải rút gọn:

a) Hình 1: Nguyên nhân do mâu thuẫn với bố mẹ.

Hình 2: Nguyên nhân do bạn gặp phải áp lực lớn trong việc học tập

Hình 3: Nguyên nhân do áp lực học tập, số lượng bài tập

Hình 4: Nguyên nhân do bạn vừa phải chăm mẹ ốm vừa phải cố gắng học tập 

b) Nhận xét:

Các bạn ở hình 1 và hình 2 chưa biết cách đối phó với tâm lí căng thẳng

Các bạn ở hình 3 và 4 biết cách giúp bản thân giải tỏa tâm lí căng thẳng 

c) Trước tiên phải giữ bình tĩnh, điều chỉnh lại cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Sau đó tìm ra một cách làm phù hợp để giúp bản thân được thư giãn, giải tỏa tâm lí căng thẳng 

Câu 2: Gần đây, C nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến C thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Những bất đồng ý kiến giữa C và bố mẹ xuất hiện nhiều hơn, mỗi khi bố mẹ góp ý, bảo ban thì C cho rằng bố mẹ không hiểu mình, không yêu thương mình nữa. Lúc nào C cũng thấy mệt mỏi, bồn chồn, bất an và cảm thấy bản thân thật vô dụng.

Nếu là bạn của C, em sẽ làm gì để giúp C vượt qua trạng thái căng thẳng này?

Giải rút gọn:

Em sẽ trấn an tinh thần C bằng cách giải thích cho bạn hiểu rằng những thay đổi mà bạn nhận thấy chính là do đến tuổi dậy thì, đây là một quá trình mà ai cũng sẽ phải trải qua nên bạn đừng lo lắng mà thay vào đó hãy chuẩn bị tinh thần để đón nhận. 

Câu 3: Em đã gặp những biểu hiện căng thẳng nào dưới đây? Em đã làm gì để vượt qua những căng thẳng đó? Hãy chia sẻ điều này với các bạn.

Giải rút gọn:

- Em đã gặp tất cả những biểu hiện căng thẳng trên.

- Để vượt qua những căng thẳng đó em đã:Viết nhật ký; Vẽ tranh;  Xem phim,…

Câu 4: Em hãy quan sát hình ảnh thư giãn (trang 39 sgk) và chia sẻ cảm nhận qua bài tập yoga cười:

Giải rút gọn:

Đây là bài tập yoga giúp giảm thiểu căng thẳng, tinh thần thoải mái, nhẹ nhõm hơn.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy cùng bạn thiết kế một cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện các trò chơi lành mạnh có tác dụng giảm áp lực, căng thẳng trong học tập.

Giải rút gọn:

- Game: Bão qua làng

+ Đạo cụ: Mỗi đội 10-15 chiếc cốc giấy xếp hàng ngang mép bàn và quả bóng bay.

+ Luật chơi: Mỗi đội cử thành viên để thi đấu, người chơi dùng hết sức mình để thổi căng quả bóng, sau đó dùng quả bóng để nhả hơi thổi hàng cốc cho rơi xuống đất.