Slide bài giảng công dân 7 cánh diều bài 6: Quản lí tiền (2 tiết)

Slide điện tử bài 6: Quản lí tiền (2 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công dân 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6. QUẢN LÝ TIỀN

 

1. Ý nghĩa của quản lý tiền hiệu quả

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh (trang 28 mục 1 sgk) và trả lời câu hỏi:

Tech12h

a) Theo em, trong các hình ảnh trên, hình ảnh nào thể hiện ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả? Em hãy phân tích ý nghĩa của quản  tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.

b) Theo em, thế nào là quản  tiền hiệu quả?

Giải chi tiết:

a) Hình 1: Nhờ quản  tiền hiệu quả, biết cách tiết kiệm tiền, bạn học sinh đã tích được đủ tiền để mua xe đạp mới.

Hình 2: Bởi vì không biết cách quản  tiền hiệu quả, nên khi xe đạp bị hỏng, bạn học sinh đã không có tiền để sửa xe mà phải dắt bộ về.

Hình 3: Nhờ quản  tiền hiệu quả, nên người mẹ đã có sẵn một khoản tiền để chi trả khi con phải nằm viện đột xuất.

Hình 4: Nhờ quản  tiền hiệu quả, hai chị em đóng góp vào quỹ vắc xin phòng Covid 19 Việt Nam.

b) Quản  tiền hiệu quả là: Biết sử dụng tiền một cách hợp  nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến. Quản  tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

2. Các nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả

Câu 1: Em hãy quan sát hình ảnh (trang 30 mục 2 sgk) và trả lời câu hỏi:

Hình 1: a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản thu nào?

b) Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?

Hình 2: a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của các bạn học sinh trong hình ảnh 2. Theo em, cách sử dụng tiền nào hợp ? Vì sao?

b) Em hãy xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu?

Hình 3: a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chi tiêu cụ thể như thế nào?

b) Theo em, để quản  tiền hiệu quả mỗi người cần thực hiện các nguyên tắc nào?

Giải chi tiết:

Hình 1: 

a) Bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản: Tiền lì xì; Tiền thưởng/tiền học bổng từ việc đạt danh hiệu Học sinh Giỏi;Tiền tiêu vặt từ bố mẹ cho

b) Các khoản thu chủ yếu đến từ việc học tập, từ bố mẹ cho, từ việc bán những thứ đồ do bản thân tự làm

Hình 2: 

a) Sử dụng tiền bằng cách chỉ tiêu vào những thứ thiết yếu và ưu tiên việc tiết kiệm tiền trước là những cách sử dụng tiền hợp . Còn việc có bao nhiêu liền chi tiêu hết vào những thứ mình thích là cách sử dụng không hợp .

b) Các khoản chi thiết yếu: Đồ ăn, đồ uống; Dụng cụ học tập

Các khoản chi không thiết yếu: Khoản chơi game, đồ chơi; mua quần áo, giày dép

Hình 3: 

a) Bạn đã chia tiền vào các mục đích sử dụng cụ thể: Chi tiêu cho những thứ thiết yếu (35%);Chi tiêu cho mục đích học tập (30%);Chi tiêu vào mục đích giải trí (10%); Tiết kiệm (20%); Góp quỹ, ủng hộ người khác (5%)

b) Một số nguyên tắc quản  tiền hiệu quả: Xác định rõ mục tiêu quản  tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

3. Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh (trang 30, 31 mục 3 sgk) và trả lời câu hỏi:

a) Các bạn học sinh trong hình trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách nào?

b) Em còn biết những cách nào khác để tạo thêm thu nhập cho bản thân phù hợp với lứa tuổi? 

Giải chi tiết:

a) Hình 1: Bạn học sinh chăm sóc đàn gà để bán kiếm tiền; Hình 2: Hai bạn tự làm đồ thủ công để bán lấy tiền. Hình 3: Các bạn học sinh thu gom giấy vụn bán lấy tiền.

b) Một số cách kiếm thêm thu nhập: Tự làm bánh, làm thiệp, làm đồ tái chế để bán; Phụ giúp bố mẹ việc nhà để được thưởng

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Quản  tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh.

B. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chi tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân.

C. Quản  tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thì tốt hơn

D. Quản  tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể để phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

E. Học sinh không cần quản  tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con mình sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng. 

Giải chi tiết:

A. Không đồng tình. Bởi vì quản lý tiền hiệu quả cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ.

B. Đồng tình. Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp ta phân bổ nguồn tiền vào những khoản chi tiêu cụ thể, hợp lý.

C. Không đồng tình. Quản lý tiền không hề tốn thời gian, ngược lại quản lý tiền hiệu quả không những giúp ta chi tiêu hợp lý, chủ động mà còn giúp ta quản lý thời gian tốt hơn 

D. Đồng tình. Cuộc sống sẽ luôn đầy rẫy những điều bất ngờ, những sự cố đột ngột xảy ra mà không báo trước. 

E. Không đồng tình. Quản lý tiền hiệu quả là một kĩ năng sống rất tốt cho học sinh

Câu 2: Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản  tiền hiệu quả? Vì sao?

A. Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập.

B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.

C. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.

D. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.

E. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm. 

Giải chi tiết:

A. Việc làm của bạn K thể hiện nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả. Bởi vì bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền dùng để mua đồ dùng học tập

B. Đây không phải hành động quản lý tiền hiệu quả. Bởi vì việc nhịn ăn sáng vô cùng có hại đối với cơ thể con người.

C. Việc làm của bạn M thể hiện nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả. Bởi vì điện, nước dùng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền

D. Bạn X không biết quản lý tiền hiệu quả. Bởi nếu có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu.

E. Việc làm của bạn D thể hiện nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả. Bởi vì dành một khoản để tiết kiệm thay vì tiêu hết chính là biểu hiện của việc quản lý tiền hiệu quả.

Câu 3: Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân, phân chia số tiền đó thành các khoản cụ thể, hợp lý và chia sẻ với bạn về cách phân chia của mình. 

Giải chi tiết:

Khoản chi tiêu

Mức tiền (vn đồng)

Mua đồ dùng học tập

100 000

Tiết kiệm

300 000

Tiền ăn sáng (1 tháng)

200 000

Ủng hộ quỹ từ thiện

50 000

Mua giày

200 000

Chi phí phát sinh

150 000

Câu 4: Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà bán một đồ chơi hấp dẫn, H đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của minh.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của H?

b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?

Giải chi tiết:

a) Việc làm của H đã thể hiện bạn là người không biết cách quản  tiền bạc và chi tiêu hiệu quả. Việc H dùng hết tiền để mua một món đồ chơi khi chưa lên kế hoạch kỹ lưỡng là vô cùng phí phạm.

b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H rằng hãy cố gắng tập quản  chi tiêu, không nên chi tiêu theo cảm tính thích gì mua đó, tập cách cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua một thứ gì đó 

 

Câu 5: Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh.

Giải chi tiết:

  • Thu gom giấy vụn, chai lọ, bìa các tông để bán

  • Bán các sản phẩm thủ công từ các vật liệu tái chế

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy xây dựng “Quỹ học tập” hằng năm cho bản thân theo gợi ý sau:

- Xác định số tiền quỹ học tập được dùng cho các khoản nào? 

- Tính toán số tiền cần thiết cho quỹ học tập.

- Liệt kê các việc sẽ làm để thực hiện mục tiêu đó. 

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với bản thân.

Giải chi tiết:

Khoản chi tiêu

Số tiền dự tính

Việc cần làm

Hoàn thành

đồ dùng học tập

300 000

Thu gom giấy vụn

Tốt

Tiền học thêm

1000 000

Tiền lì xì cuối năm

Tốt

Quỹ lớp

200 000

Tiền thưởng cuối năm

Tốt

 

Câu 2: Em hãy làm một đồ dùng học tập từ phế liệu và hướng dẫn các bạn cùng làm để tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Giải chi tiết:

Tech12h
Tech12h