Slide bài giảng Âm nhạc 4 cánh diều Tiết 18: Ôn tập
Slide điện tử Tiết 18: Ôn tập. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 4 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 18
ÔN TẬP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Trong các kiến thức em đã học đâu là phần kiến thức âm nhạc em cảm thấy khó học nhất? Vì sao ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Ôn tập nhạc cụ
- Nghe nhạc
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Ôn tập nhạc cụ
Nhiệm vụ 1. Ôn tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.
- GV cho HS cả lớp luyện tập lần lượt các tiết tấu bằng nhạc cụ gõ:
Nội dung ghi nhớ:
HS thực hành ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
2. Nghe nhạc
Nhiệm vụ 1: Nêu một vài đặc điểm của đàn nhị.
+ Tên gọi của đàn nhị là gì?
+ Đàn có mấy dây?
+ Đàn làm bằng vật liệu gì?
+ Đàn nhị được chơi như thế nào?
+ Âm thanh của đàn nhị như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
+ Đàn nhị còn gọi là đàn cò là nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
+ Đàn có 2 dây và cung vĩ đặt ở giữa.
+ Đàn làm bằng gỗ.
+ Dùng tay trái cầm đàn, giữ lên dây, tay phải cầm cung vĩ kéo.
+ Âm thanh đàn nhị mềm mại, trong trẻo.
- GV nhận xét, khen ngợi HS vận động theo nhạc đúng động tác, đều và đẹp.
Nhiệm vụ 2: Kể lại câu chuyện Bay xa cùng âm nhạc.
Nội dung ghi nhớ:
HS kể lại câu chuyện bằng cách đóng vai các nhân vật.
Nhiệm vụ 3: Nêu đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Nội dung ghi nhớ:
+ Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, quê ở tỉnh Hải Dương.
+ Ông từng là đại đội trưởng tại trường Thiếu sinh quân Việt Nam.
+ Nhạc sĩ Phạm Tuyên có nhiều sáng tác âm nhạc cho tuổi thiếu nhi, tiêu biểu như: Tiến lên Đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Chú voi con ở Bản Đôn, Cánh én tuổi thơ...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đàn tranh còn có tên gọi khác là gì ?
- Đàn bầu
- Đàn cò
- Đàn ghi-ta
- Đàn t’rưng
Câu 2: Đâu không phải một nhạc cụ của dân tộc Việt Nam ?
- Sáo trúc
- Đàn nguyệt
- Cồng chiêng
- Sáo ri-coóc-đơ
Câu 3: Trong chuyện Bay xa cùng âm nhạc, bạn Việt An yêu thích nhạc cụ gì ?
- Đàn pi-a-no
- Kèn phím
- Đàn ghi-ta
- Đánh trống
Câu 4: Tác giả Phạm Tuyên sinh năm bao nhiêu ?
- 1930
- 1940
- 1950
- 1960
Câu 5: Sáng tác Chiếc đèn ông sao là bài hát dành cho thiếu nhi vào dịp lễ nào ?
- Tết Nguyên Đán
- Tết Trung thu
- Tết diệt sâu bọ
- Tết dương lịch
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | D | C | A | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Lựa chọn một bài hát với tự do và luyện tập theo một trong các hình thức sau: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca ?
Câu 2: Trình bày trước lớp và lắng nghe nhận xét của giáo viên?