Silde bài giảng Mĩ thuật 5 bản 2 chân trời Bài 7: Cùng nhau đạp xe

Slide điện tử Bài 7: Cùng nhau đạp xe. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 5 bản 2 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7: CÙNG NHAU ĐẠP XE

A. KHỞI ĐỘNG

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy nêu một số bộ môn thể thao cải thiện sức khỏe mà em biết.  

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: Một số bộ môn thể thao cải thiện sức khỏe là: Đi bộ, Yoga, bơi, Khiêu vũ, tập xe…

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Quan sát và nhận thức 
  • Luyện tập và sáng tạo 
  • Phân tích – đánh giá
  • Luyện tập 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức 

+ Xe đạp được làm từ vật liệu gì? 

+ Em hãy nêu các yếu tố tạo hình (đường nét, màu sắc…) thể hiện trong sản phẩm xe đạp.

+ Em sẽ chọn vật liệu nào để thực hiện sản phẩm xe đạp.

Nội dung ghi nhớ:

+ Xe đạp được làm từ các ống hợp kim nhôm. 

+ Yếu tố tạo hình: 

  • Đường nét xe đạp chắc chắn, gồm các bộ phận như tay lái, ghế, bàn đạp, phanh xe… 
  • Màu sắc của xe đạp đa dạng với các màu.

+ Các vật liệu có thể tạo ra sản phẩm xe đạp có thể sử dụng các vật liệu có sẵn như: bìa cat – ton, que kem…

Hoạt động 2: Luyện tập và sáng tạo

Nêu các bước thực hiện sáng tạo sản phẩm xe đạp 3D. 

Nội dung ghi nhớ:

+ Chuẩn bị: giấy, kéo, hồ dán….

  • Bước 1: Phác ý tưởng và cắt các bộ phận.
  • Bước 2: Ghép từng phần theo ý tưởng.
  • Bước 3: Trang trí bằng màu.
  • Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

Hoạt động 3: Phân tích – đánh giá 

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận, chia sẻ:

+ Trình bày đặc điểm tạo hình sản phẩm của em. 

+ Sản phẩm được mô phỏng từ loại xe đạp nào trong thực tế? 

- GV hướng dẫn, đặt câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận:

+ Thảo luận đặc điểm thể hiện SPMT mô phỏng so với hình mẫu. 

+ Nhận xét của em về tạo dáng và vật liệu sử dụng thực hiện SPMT 3D của bạn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Để sáng tạo sản phẩm xe đạp 3D, chúng ta cần chuẩn bị gì?

  • A. Giấy ăn, kéo, băng dính, màu vẽ.
  • B. Giấy bìa, kéo, hồ dán, màu vẽ, bút.
  • C. Giấy A4, băng dính, bút kim, kéo.
  • D. Com-pa, giấy A4, hồ dán, kéo.

Câu 2: Để sáng tạo sản phẩm xe đạp 3D cần mấy bước?

  • A. Bốn bước.
  • B. Hai bước.
  • C. Năm bước.
  • D. Ba bước.

Câu 3: Chiếc xe đạp đầu tiên được sáng chế vào năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1816.
  • B. Năm 1817.
  • C. Năm 1818.
  • D. Năm 1819.

Câu 4: Ai là người đã sáng chế ra chiếc xe đạp đầu tiên?

  • A. Một nam tước người Pháp.
  • B. Một nam tước người Anh.
  • C. Một nam tước người Đức.
  • D. Một nam tước người Bỉ.

Câu 5: Tại sao đi xe đạp giúp bảo vệ môi trường?

  • A. Vì giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn.
  • B. Vì dễ đi và giá thành rẻ.
  • C. Vì tiện lợi và không chiếm nhiều diện tích.
  • D. Vì trẻ nhỏ cũng đi được xe.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 5: A