Silde bài giảng Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời Bài 3: Ngày Tết trong gia đình

Slide điện tử Bài 3: Ngày Tết trong gia đình. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3: NGÀY TẾT TRONG GIA ĐÌNH

 

A. KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS cả lớp lắng nghe, hát và vận động nhẹ nhàng theo bài hát “Xúc xắc xúc xẻ”.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát “Xúc xắc xúc xẻ”.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Khám phá 
  • Kiến tạo kiến thức – kĩ năng
  • Luyện tập 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Khám phá 

+ Kể tên các hoạt động của gia đình em trong dịp Tết Nguyên đán. Trong các hoạt động đó, em thích nhất hoạt động nào? Vì sao?

+ Những hình ảnh, chi tiết nào trong các hoạt động gợi liên tưởng về ngày Tết Nguyên đán?

+ Màu sắc của trang phục nhân vật và cảnh vật trong các hoạt động đó như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

+ Các hoạt động của gia đình trong dịp Tết Nguyên đán:

  • Dọn dẹp nhà cửa.
  • Bày mâm ngũ quả.
  • Gói bánh chưng.
  • May, sắm sửa quần áo mới.
  • Đi chợ Tết.
  • Cúng Tất niên.
  • Đón Giao thừa.
  • Xông đất đầu năm.
  • Chúc Tết, lì xì đầu năm.
  • Đi lễ chùa.

+ Những hình ảnh, chi tiết liên tưởng về ngày Tết Nguyên đán: hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bao lì xì, pháo hoa,…

+ Trang phục của nhân vật và cảnh vật trong các hoạt động ngày Tết Nguyên đán tươi tắn, rạng rỡ, màu sắc nổi bật (màu đỏ, màu vàng,…).

Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng

+ Theo gợi ý, để vẽ tranh có nhóm chính, nhóm phụ cần thực hiện bao nhiêu bước? (4 bước). 

+ Nhóm phụ hay nhóm chính của bức tranh sẽ được vẽ trước? (nhóm chính). 

+ Vẽ màu khái quát cho bức tranh được thực hiện ở bước thứ mấy? (bước 3). 

+ Để làm nổi bật được nhóm chính trong tranh, cần làm gì? (vẽ rõ các chi tiết). 

Nội dung ghi nhớ:

Các bước vẽ tranh có nhóm chính, nhóm phụ. 

+ Bước 1: vẽ phác hình nhóm chính của bức tranh. 

+ Bước 2: vẽ phác hình nhóm phụ và cảnh vật. 

+ Bước 3: vẽ màu khái quát cho bức tranh. 

+ Bước 4: vẽ rõ các chi tiết làm nổi bật nhóm chính, hoàn thiện tranh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Đón Tết là:

  • A. Một phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • B. Một phong tục truyền thống của người Kinh.
  • C. Một phong tục truyển thống của người Chăm-pa.
  • D. Một phong tục truyền thống của người Tày.

Câu 2: Người Việt thường chọn các màu sắc nào để trang trí dịp Tết?

  • A. Vàng, xanh, trắng.
  • B. Đen, tím, lục.
  • C. Đỏ, vàng, cam.
  • D. Trắng, xanh, hồng.

Câu 3: Vẽ tranh có nhóm chính, nhóm phụ cần có mấy bước?

  • A. Ba bước.
  • B. Bốn bước.
  • C. Năm bước.
  • D. Sáu bước.

Câu 4: Tập trung diễn tả chi tiết cho một nhóm nhân vật, cảnh vật để:

  • A. Thể hiện nội dung của đề tài.
  • B. Thể hiện màu sắc của cảnh vật.
  • C. Thể hiện sự sinh động của cảnh vật.
  • D. Thể hiện được tâm ý của tác giả.

Câu 5: Đâu không phải là một trong các bước vẽ tranh có nhóm chính, nhóm phụ?

  • A. Vẽ phác hình nhóm chính bước tranh.
  • B. Vẽ phác hình nhóm phụ và cảnh vật.
  • C. Vẽ màu khái quát cho bức tranh.
  • D. Tạo họa tiết trang trí cho đồ vật bằng cách khắc lõm hoặc đắp nổi.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: D