Silde bài giảng Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời Bài 3: Động vật hoang dã ở châu Phi

Slide điện tử Bài 3: Động vật hoang dã ở châu Phi. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 3: ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở CHÂU PHI

KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS lắng nghe ca khúc The Circle of Life (Ca khúc phim Lion King)

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Khám phá các loài động vật hoang dã ở châu Phi
  • Các bước tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khám phá các loài động vật hoang dã ở châu Phi

+ Tên của con vật trong mỗi bức ảnh là gì?

+ Mỗi con vật đó có đặc điểm về hình dáng như thế nào? Đặc điểm nổi bật nhất của mỗi con vật là gì?

+ Môi trường sống của các con vật này là gì?

Nội dung ghi nhớ:

+ Tên các con vật: sử tử, tê giác, báo hoa mai, ngựa vằn. 

+ Môi trường sống của các con vật: các sa mạc, thảo nguyên, thung lũng lớn và rừng rậm,….

2. Các bước tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn

+ Sản phẩm trong hình thể hiện cảnh vật gì? (Những cảnh vật ở Ai Cập – kim tự tháp, lạc đà). 

+ Sản phẩm có điểm gì khác so với tranh vẽ? (Sản phẩm là phù điêu được tạo bằng đất nặn). 

+ Hình dáng con vật có đặc điểm gì nổi bật? (có độ nổi trên mặt phẳng). 

+ Hình nào ở gần, hình nào ở xa trong sản phẩm? (mặt trời, đám mây, kim tự tháp là hình ở xa; cây dừa, lạc đà là hình ở gần). 

+ Theo gợi ý, cần bao nhiêu bước để tạo được phù điêu? Nêu nội dung từng bước? (vẽ phác; tạo nền phù điêu; tạo hình động vật; tạo thêm cảnh vật, chi tiết). 

+ Em còn biết cách tạo phù điêu nào khác?

Nội dung ghi nhớ:

+ Bước 1: vẽ phác hình bức tranh lên giấy. 

+ Bước 2: sử dụng đất nặn tạo nền phù điêu lên bìa các-tông theo hình đã vẽ. 

+ Bước 3: tạo hình động vật gắn lên nền phù điêu. 

+ Bước 4: tạo thêm cảnh vật, chi tiết, hoàn thiện sản phẩm. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn có mấy bước?

A. Hai bước.C. Bốn bước.
B. Ba bước.D. Năm bước.

Câu 2: Kết hợp các hình khối với vị trí và độ nổi khác nhau trên mặt phẳng có thể diễn tả: 

A. Được không gian xa.C. Được thời gian sinh động.
B. Được không gian gần.D. Được không gian xa, gần.

Câu 3: Bước thứ tư tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn là:

A. Vẽ phác hình bức tranh lên giấy.

B. Vẽ chi tiết cho bức tranh.

C. Tạo thêm cảnh vật, chi tiết, hoàn thiện sản phẩm.

D. Tạo hình động vật gắn lên nền phù điêu.

Câu 4: Vẻ đẹp của động vật hoang dã được thể hiện ở nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau góp phần:

A. Làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho con người.

B. Tô đậm nền văn minh văn hóa nước nhà.

C. Tạo nên bản sắc của người dân miền núi.

D. Tuyên truyền vẻ đẹp của đất nước.

Câu 5: Đâu là bước thứ ba tạo phù điêu về động vật bằng đất nặn?

A. Vẽ phác hình bước tranh lên đất nặn.

B. Đóng khung tranh.

C. Tạo hình động gắn lên nền phù điêu.

D. Sử dụng đất nặn tạo nền phù điêu.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Tìm hiểu vẻ đẹp tạo hình của động vật trên phù điêu

- Tổng kết bài học.