Silde bài giảng Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời Bài 1: Đồ gốm sứ trong gia đình

Slide điện tử Bài 1: Đồ gốm sứ trong gia đình. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 1: ĐỒ GỐM, SỨ TRONG GIA ĐÌNH

 

A. KHỞI ĐỘNG

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số đồ vật được dùng để trang trí trong gia đình em. 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Khám phá 
  • Kiến tạo kiến thức – kĩ năng
  • Luyện tập 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Khám phá 

- GV trình chiếu và yêu cầu HS quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.26 và các hình ảnh, video khác về đồ gốm sứ trong gia đình do GV chuẩn bị:

+ Trong gia đình em có những đồ vật nào được làm bằng gốm, sứ?

+ Hình khối chính tạo nên các đồ gốm, sứ đó là gì?

+ Các đồ gốm, sứ trong gia đình thường có màu sắc, họa tiết trang trí như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

+ Những đồ vật được làm bằng đồ gốm, sứ trong gia đình: 

  • Bộ thờ cúng: đỉnh hạc, bát hương, lọ hoa, kỉ chén rượu, nậm rượu,…
  • Tượng gốm, sứ trang trí hình con vật.
  • Ấm chén, bình hoa, chày cối, bát ăn cơm.
  • ….

+ Hình khối tạo nên các đồ vật gốm, sứ: đơn giản, tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên với những đường nét mềm mại, uyển chuyển.

+ Màu sắc, họa tiết trang trí: 

  • Phong phú, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống như hoa lá, cây cỏ hay động vật.
  • Hình tượng con rồng thể hiện quyền lực và sức mạnh. Theo quan niệm truyền thống, rồng là biểu tượng của vua chúa.

Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các bước mô phỏng sản phẩm gốm sứ bằng đất nặn. 

+ Bước 1: nặn khối cơ bản để tạo hình đồ vật. 

+ Bước 2: tạo hình dáng chính của đồ vật. 

+ Bước 3: tạo thêm hình khối các bộ phận của đồ vật.

+ Bước 4: tạo họa tiết trang trí cho đồ vật bằng cách khắc lõm hoặc đắp nổi. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Bước thứ hai để mô phỏng sản phẩm gốm sứ bằng đất nặn là:

  • A. Nặn khối cơ bản để tạo hình đồ vật.
  • B. Tạo hình dáng chính của đồ vật.
  • C. Vẽ phác họa trên giấy.
  • D. Tạo thêm hình khối các bộ phận của đồ vật.

Câu 2: Gốm sứ là:

  • A. Một trong những nghề thủ công có từ lâu đời của Việt Nam.
  • B. Một trong những nghề thủ công mới của Việt Nam.
  • C. Một trong những nghề thủ công xuất phát từ Nhật Bản.
  • D. Một trong những nghề thủ công xuất phát từ Trung Quốc.

Câu 3: Làng gốm Bát Tràng ở đâu?

  • A. Hà Nội.
  • C. Quảng Nam.
  • B. Bắc Ninh.
  • D. Bình Dương.

Câu 4: Để mô phỏng sản phẩm gốm sứ bằng đất nặn chúng ta cần mấy bước?

  • A. Ba bước.
  • B. Bốn bước.
  • C. Hai bước.
  • D. Năm bước.

Câu 5: Đâu không phải làng nghề gốm sứ thuộc tỉnh Ninh Thuận?

  • A. Bát Tràng.
  • C. Cây Mai.
  • B. Tân Phước Khánh.
  • D. Bàu Trúc.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: A 

Câu 4: B

Câu 5: D