Soạn giáo án Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Vật lí 12 Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: BÀI TẬP VỀ VẬT LÍ NHIỆT

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được những kiến thức cơ bản đã học trong Chương I Vật lí nhiệt.

  • Áp dụng được các công thức tính nhiệt lượng, công thức của định luật I của nhiệt động lực học để giải được các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và các quá trình chuyển thể.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra; biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi làm bài tập về vật lí nhiệt.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến giải bài tập vật lí nhiệt, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được những kiến thức cơ bản đã học về nội dung vật lí nhiệt.

  • Vận dụng được kiến thức ở chương I vào giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và quá trình chuyển thể.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

  • Phiếu học tập.

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SGK, SBT Vật lí 12.

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

  • HS mỗi nhóm: 1 xúc xắc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS trình bày được những kiến thức cơ học đã học trong Chương I Vật lí nhiệt.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nội dung kiến thức chương I và nộp cho GV trước buổi học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà và nộp sản phẩm theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chiếu nhanh một số sơ đồ đầy đủ nội dung và có hình thức đẹp.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày hệ thống kiến thức theo sơ đồ.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học mới: Để giải các bài tập Vật lí nhiệt cần đến những kiến thức và công thức cơ bản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới để có được câu trả lời chính xác nhất. – Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động. Hướng dẫn giải một số bài toán cụ thể

a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được các lưu ý khi giải bài tập vật lí nhiệt và vận dụng được các công thức tính nhiệt lượng, công thức của định luật I của nhiệt động lực học để giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và các quá trình chuyển thể.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải một số bài toán vật lí nhiệt trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành nội dung Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

 

1. Một lượng khí được truyền 10 kJ nhiệt năng để nóng lên đồng thời bị nén bởi một công có độ lớn 100 kJ. Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí này.

2. Người ta cung cấp nhiệt lượng 25 J cho một lượng khí trong một xi-lanh đặt nằm ngang. Lượng khí nở ra đấy pit-tông chuyển động trong xi-lanh được 10 cm. Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi-lanh có độ lớn là 20 N và coi chuyển động của pit-tông trong xi lanh là đều.

3. Muốn có 30 lít nước ở nhiệt độ 400C thì cần phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi ở áp suất tiêu chuẩn vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 100C? Lấy khối lượng riêng của nước là 1 kg/lít; bỏ qua sự thay đổi khối lượng riêng của nước theo nhiệt độ và sự trao đổi nhiệt với bên ngoài.

4. Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật 1 của nhiệt động lực học?

A. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q < 0.

B. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.

C. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0.

D. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0.

5. Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt lượng tương ứng là Q1 và Q2. Biết khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3 và của rượu là 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K và của rượu là 2 500 J/kg.K. Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì:

A. Q1 = Q2.

B. Q1 = 1,25Q2.

C. Q1 = 1,68Q2.

D. Q1 = 2.10Q2.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho 6 HS trước buổi học: Làm các bài tập Bài tập ví dụ (SGK – tr31) và bài 1,2 phần Bài tập vận dụng (SGK – tr32).

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 1 trong 6 HS đã được giao nhiệm vụ trước buổi học làm nhóm trưởng.

- GV phát phiếu học tập cho HS và xúc xắc cho các nhóm.

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm:

+ Mỗi bài trong phiếu học tập có hệ số nhân lần lượt là 1 – 2 – 3 – 4 – 5.

+ Thành viên trong nhóm làm bài tập trong phiếu học tập, xong bài nào sẽ được nhóm trưởng kiểm tra. Nếu đúng, HS được gieo xúc xắc. Số chấm trên xúc xắc nhân với hệ số quy ra điểm.

+ Trong nhóm, HS nào được 18 điểm đầu tiên là người chiến thắng. Nhóm HS nào có các HS đều đạt từ 18 điểm trở lên là nhóm chiến thắng và được thưởng điểm từ GV.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để rút ra các lưu ý khi giải các bài tập về vật lí nhiệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- 6 HS được giao nhiệm vụ riêng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trước buổi học.

- HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- 6 HS nộp lời giải bài tập cho GV trước buổi học.

- Các HS trong nhóm trình bày lời giải ra vở và báo cáo với nhóm trưởng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV chấm và chữa bài của 6 HS trước buổi học.

- Nhóm trưởng chấm bài làm của các thành viên trong nhóm.

- GV tổng kết kết quả học tập, chốt các lưu ý khi giải bài tập vật lí nhiệt.

*Lời giải các bài tập

1.

- Vì khí nhận được năng lượng và công nên: Q = +10 kJ và A = +100 kJ.

- Theo định luật I của nhiệt động lực học : ΔU = A + Q = 100+ 10 = 110 kJ.

- Độ biến thiên nội năng của lượng khí là: ΔU = 110 kJ. 

2.

- Công mà lượng khí thực hiện để thắng lực ma sát có độ lớn là: A = Fs = 20.0,1 = 2 J.

- Áp dụng định luật I của nhiệt động lực học : ΔU = A + Q. Vì lượng khí thực hiện công nên A = -2 J; vì lượng khí nhận nhiệt lượng nên Q = +25 J.

- Do đó: ΔU = -2 + 25 = 23 J.

- Độ biến thiên nội năng của lượng khí là: ΔU = 23 J.

3. 

- Gọi m1 là khối lượng của nước đang sôi ở 1000C; m2 là khối lượng của nước ở 100C.

- Nhiệt lượng nước sôi toả ra: Q1 = mcΔt₁ = m1c.(100 – 40) = 60m1c.

- Nhiệt lượng nước ở 100C thu vào: Q2 = m2cΔt2 = m2c(40 – 10) = 30m2c.

- Vì không có sự trao đổi nhiệt với bên ngoài nên: Q1= Q2 suy ra: 2m1 = m(1).

- Vì lượng nước muốn có là 30 lít, khối lượng riêng của của nước được coi là không đổi và bằng 1 kg/lít nên ta có: m1 + m2 = 30 kg (2)

- Giải hệ hai phương trình (1) và (2) sẽ được: m1 = 10 kg và m2 = 20 kg

Vậy phải đổ 10 lít nước đang sôi vào 20 lít nước 100C để có 30 lít nước 400C.

4. B.

5. D.

*Các lưu ý khi giải bài tập vật - lí nhiệt:

- Xác định cách làm biến đổi nội năng của vật để lựa chọn công thức phù hợp.

- Nhiệt lượng mà vật thu vào để chuyển thể từ thể a sang thể b bằng nhiệt lượng mà vật toả ra khi chuyển thể từ thể b sang thể a.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học về vật lí nhiệt.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến nội dung vật lí nhiệt.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Gọi x, y, z lần lượt là khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng, khí. Hệ thức đúng là

A. z < y < x.

B. x < y < z.

C. y < x < z.

D. x < z < y.

Câu 2: Vật ở thể lỏng có

A. thể tích và hình dạng riêng, khó nén.

B. thể tích và hình dạng riêng, dễ nén.

C. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, khó nén.

D. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, dễ nén.

Câu 3: Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào?

A. Bay hơi và nóng chảy.

B. Bay hơi và sôi.

C. Sôi và đông đặc.

D. Nóng chảy và thăng hoa.

Câu 4: Hệ thức nào sau đây mô tả quá trình vật vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công từ vật khác?

A. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.     

B. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.

C. ΔU = A + Q khi Q < 0 và A > 0.     

D. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A > 0.

Câu 5: Đâu là công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin?


--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Vật lí 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt Vật lí 12 kết nối tri thức, giáo án Vật lí 12 KNTT Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt