Soạn giáo án Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Vật lí 12 Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT
BÀI 1: CẤU TRÚC CỦA CHẤT. SỰ CHUYỂN THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hóa hơi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập tìm hiểu về cấu trúc các thể rắn, lỏng, khí và sự chuyển thể.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về cấu trúc của chất và sự chuyển thể.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về mô hình động học phân tử về cấu tạo chất, cấu trúc của chất và sự chuyển thể.
Năng lực vật lí:
Nêu được nội dung cơ bản của mô hình động học phân tử về cấu tạo chất.
Nêu được sơ lược cấu trúc chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Dùng mô hình động học phân tử giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hóa hơi.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh chuyển động của các hạt phân tử nước và các hạt phấn hoa, hình ảnh quỹ đạo chuyển động của hạt phấn hoa trong nước, hình ảnh sơ đồ các hình thức chuyển thể, hình ảnh đồ thị về sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi được đun sôi,…
Video:
+ Chuyển động Brown: https://www.youtube.com/watch?v=h12Vr_bOqc4 (từ đầu đến 0:30).
+ Giải thích sự tồn tại của 3 thể vật chất:
https://www.youtube.com/watch?v=h12Vr_bOqc4 (từ 0:30 đến hết).
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
SGK, SBT Vật lí 12.
Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Huy động sự hiểu biết của HS để tìm hiểu về cấu trúc của chất. Thu hút HS chú ý tới chủ đề bài học.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân về kiến thức đã học về cấu tạo chất, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về cấu trúc của chất, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh ba thể tồn tại của nước cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr6): Hãy dựa trên những kiến thức đã học về cấu tạo chất để giải thích tại sao cùng một chất lại có thể tồn tại ở các thể khác nhau là rắn, lỏng, khí.
- GV yêu cầu HS đặt các câu hỏi để tìm hiểu về cấu trúc của chất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, nhớ lại kiến thức về cấu tạo chất đã học trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Gợi ý đáp án:
+ Các chất đều được cấu tạo từ các phân tử và các phân tử luôn có lực tương tác lẫn nhau.
+ Nếu lực tương tác giữa các phân tử mạnh thì chất tồn tại ở thể rắn, nếu lực tương tác giữa các phân tử yếu thì chất tồn tại ở thể khí.
- GV mời HS nêu câu hỏi tìm hiểu về cấu trúc của chất.
Ví dụ:
+ Cấu trúc của chất ở các thể rắn, lỏng, khí có gì khác nhau?
+ Các chất khác nhau ở cùng một thể thì cấu trúc có giống nhau không?
+…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV không chốt đáp án mà căn cứ vào giải thích của HS và các câu hỏi mà HS nêu để dẫn dắt vào nội dung bài học: Cùng một chất có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí. Cấu trúc của chất ở các trạng thái khác nhau có giống nhau hay không? Chúng ra cùng tìm hiểu nội dung bài học mới để có câu trả lời chính xác - Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về mô hình động học phân tử
a. Mục tiêu: HS nêu được nội dung của mô hình động học phân tử.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về mô hình động học phân tử.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về mô hình động học phân tử.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video và hình ảnh để giới thiệu về chuyển động Brown. + Hình ảnh chuyển động của các phân tử nước và các hạt phấn hoa (hình 1.1) + Hình ảnh quỹ đạo chuyển động của hạt phấn hoa trong nước (hình 1.2) + Chuyển động Brown: (link video) (từ đầu đến 0:30) - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tìm hiểu về những nội dung cơ bản của mô hình động học phân tử về cấu tạo chất. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr6) 1. Trong lịch sử phát triển của khoa học, có hai quan điểm khác nhau về cấu tạo chất là quan điểm chất có cấu tạo liên tục và chất có cấu tạo gián đoạn. Mô hình động học phân tử được xây dựng trên quan điểm nào? 2. Năm 1827, khi làm thí nghiệm quan sát các hạt phấn hoa rất nhỏ trong nước bằng kính hiển vi, Brown thấy chúng chuyển động hỗn loạn, không ngừng. (Hình 1.1 và Hình 1.2). Chuyển động này được gọi là chuyển động Brown. a) Tại sao thí nghiệm của Brown được coi là một trong những thí nghiệm chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng? b) Làm thế nào để với thí nghiệm của Brown có thể chứng tỏ được khi nhiệt độ của nước càng cao thì các phân tử nước chuyển động càng nhanh? 3. Hãy tìm các hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có lực đấy, lực hút. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung mô hình động học phân tử về cấu tạo chất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video và tiếp nhận thông tin về chuyển động Brown. - HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Hoạt động (SGK – tr6) 1. Mô hình động học phân tử được xây dựng dựa trên quan điểm chất được cấu trúc một cách gián đoạn. 2. a) Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn hoa trong nước được gây ra bởi tác động của các phân tử nước trong quá trình chúng chuyển động hỗn loạn. Do đó, thí nghiệm này cho thấy một cách gián tiếp chuyển động hỗn loạn không ngừng của các phân tử nước. b) Khi nhiệt độ của nước càng cao thì các phân tử nước chuyển động càng nhanh và tác dụng vào các hạt phấn hoa làm cho chúng chuyển động nhanh hơn. 3. (HS tự tìm ví dụ về phân tử có lực đẩy và lực hút). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất. - GV chuyển sang nội dung Cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí. | I. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VỀ CẤU TẠO CHẤT - Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất có những nội dung cơ bản sau đây: + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. + Các phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn. + Giữa các phân tử có lực hút và đấy gọi chung là lực liên kết phân tử. - Dùng mô hình này có thể giải thích được cấu trúc của các chất rắn, chất lỏng, chất khí và sự chuyển thế.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về cấu trúc các thể rắn, lỏng, khí
a. Mục tiêu: HS sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về cấu trúc các thể rắn, lỏng, khí.
c. Sản phẩm:
- Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
- HS hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1 (Hoạt động 1). Quan sát Hình 1.3 (SGK – tr7), so sánh cấu trúc của các thể rắn, lỏng, khí và hoàn thành bảng sau:
Câu 2 (Hoạt động 2). Hãy giải thích các đặc điểm sau đây của thể khí, thể rắn, thể lỏng. a) Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén. c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng. |
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành nhóm 4 -5 HS. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu SGK và hoàn thành nội dung Phiếu học tập (đính kèm phía trên Hoạt động). - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí. - GV chiếu video giải thích sự tồn tại của 3 thể vật chất cho HS tìm hiểu. (link video) (từ 0:30 đến hết) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời phiếu học tập. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả Phiếu học tập. *Trả lời Phiếu học tập (Đính kèm phía dưới Hoạt động). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí. - GV chuyển sang nội dung Sự chuyển thể. | II. CẤU TRÚC CỦA CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ - Dựa vào các đặc điểm sau đây của phân tử có thể nêu được sơ lược cấu trúc của hầu hết các chất rắn, chất lỏng, chất khí: + Khoảng cách giữa các phân tử càng lớn thì lực liên kết giữa chúng càng yếu. + Các phân tử sắp xếp có trật tự thì lực liên kết giữa chúng mạnh.
| ||||||||||||||||||||
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1.
Câu 2. a) Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau. Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng. b) Ở thể rắn, các phân tử ở gần nhau. Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất lớn nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cố định. Do đó, các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định, rất khó nén. c) Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Nhờ đó, chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các phân tử ở những vị trí xác định. Các phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về sự chuyển thể
a. Mục tiêu: HS giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hóa hơi.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để nêu được nội dung về sự chuyển thể.
c. Sản phẩm:
- Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về sự chuyển thể và dùng mô hình động học phân tử giải thích sự chuyển thể.
- HS tham gia trò chơi Domino và đọc đáp án trò chơi.
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án Vật lí 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển Vật lí 12 kết nối tri thức, giáo án Vật lí 12 KNTT Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác