Soạn giáo án Vật lí 12 Kết nối tri thức Bài 23: Hiện tượng phóng xạ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Vật lí 12 Bài 23: Hiện tượng phóng xạ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

BÀI 23: HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ. 

  • Định nghĩa được độ phóng xạ, hằng số phóng xạ và vận dụng được liên hệ H = λN.

  • Vận dụng được công thức x = x0e-lt , với x là độ phóng xạ, số hạt chưa phân rã hoặc tốc độ số hạt đếm được. 

  • Định nghĩa được chu kì bán rã. 

  • Mô tả được sơ lược một số tính chất của các phóng xạ α, β và γ. 

  • Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo. 

  • Nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ; tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ tự học: Chủ động trao đổi với bạn để hoàn thành phiếu học tập và lắng nghe kết quả của cặp HS khác khi trình bày kết quả trong phiếu học tập về hiện tượng phóng xạ.

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Giao tiếp và hợp tác hiệu quả với bạn khi thực hiện nhiệm vụ minh hoạ cho biện pháp an toàn phóng xạ.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về hiện tượng phóng xạ.

Năng lực vật lí:

  • Thực hiện được thí nghiệm quan sát tia phóng xạ với buồng mây Wilson.

  • Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ.

  • Mô tả được sơ lược một số tính chất của các phóng xạ α, β và γ.

  • Định nghĩa được độ phóng xạ, hằng số phóng xạ và vận dụng được liên hệ H = λN.

  • Vận dụng được công thức x = x0e-λt, với x là độ phóng xạ, số hạt chưa phân rã hoặc tốc độ số hạt đếm được.

  • Định nghĩa được chu kì bán rã.

  • Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo.

  • Nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ; tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh các vết sương dạng tia xuất hiện quanh mẫu quặng uranium, hình ảnh thí nghiệm đếm tia phóng xạ, hình ảnh sự lệch các tia phóng xạ trong điện trường và từ trường, hình ảnh khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ qua vật chất,…

  • Bộ thí nghiệm đếm tia phóng xạ.

  • Bộ thí nghiệm buồng mây Wilson quan sát tia phóng xạ và điện thoại di động có thể quay video

  • Phiếu học tập.

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SGK, SBT Vật lí 12.

  • Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của bài học về hiện tượng phóng xạ.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân để hình dung ra kiến thức liên quan đến hiện tượng phóng xạ và những điều thắc mắc về hiện tượng phóng xạ, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về hiện tượng phóng xạ, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV kể chuyện kể lịch sử Vật lí về Henri Becquerel đã phát hiện muối Uranium tự phát ra các bức xạ mô hình năm 1896. Năm 1898, Pierre Curie và Marie Currie đã phát hiện hai nguyên tố phóng xạ mới là Polonium và Radium.

- GV đưa ra sơ lược khái niệm về hiện tượng phóng xạ tự nhiên.

- GV yêu cầu HS ghi lại các câu hỏi, những điều thắc mắc về hiện tượng phóng xạ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 – 4 HS nêu những thắc mắc về hiện tượng phóng xạ.

Gợi ý:

+ Bản chất của hiện tượng phóng xạ là gì? Hiện tượng phóng xạ có những đặc điểm nào?

+ Có những loại phóng xạ (tia phóng xạ) nào? Bản chất của từng loại tia phóng xạ là gì? Từng loại tia phóng xạ này có những đặc điểm nào?

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, ghi nhận câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới: Bài 23: Hiện tượng phóng xạ

----------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Vật lí 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 23: Hiện tượng phóng xạ Vật lí 12 kết nối tri thức, giáo án Vật lí 12 KNTT Bài 23: Hiện tượng phóng xạ