Soạn giáo án Tin 12 ứng dụng chân trời Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin 12 ứng dụng Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI A1: GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence).
Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo như điều khiển tự động; chẩn đoán bệnh; nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng giọng nói và khuôn mặt; trợ lí ảo;…
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng.
Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, thảo luận và xây dựng quan điểm chung về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, đánh giá tác động của Trí tuệ nhân tạo và đưa ra giải pháp, ý tưởng mới.
Năng lực Tin học:
NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông): Có những hiểu biết về Trí tuệ nhân tạo và nêu được một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo.
3. Phẩm chất
Tự tin: Đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm cá nhân về ứng dụng AI.
Trách nhiệm: Nhận thức được trách nhiệm của cá nhân trong việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo đúng đắn và hữu ích.
Năng động, sáng tạo: Tích cực tìm hiểu, sáng tạo trong ứng dụng Trí tuệ nhân tạo phục vụ đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Chân trời sáng tạo, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu, máy tính có kết nối Internet, phiếu học tập.
Tài liệu, video minh hoạ về các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Chân trời sáng tạo, vở ghi,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tính tò mò và động lực học tập về Trí tuệ nhân tạo cho HS.
b) Nội dung: HS nghiên cứu nội dung hoạt động Khởi động SGK trang 6 và đưa ra câu trả lời.
c) Sản phẩm: Những chức năng của ứng dụng trợ lí ảo.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giới thiệu trên slide một số ứng dụng trợ lí ảo.
+ Google Assistant của Google.
+ Alexa của Amazon.
+ Siri của Apple.
+ Bixby của Samsung.
- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 6: Ngày nay, trên điện thoại thông minh người ta thường cài đặt một số ứng dụng trợ lí ảo như Siri của Apple, Google Assistant của Google,… Hãy nêu các chức năng của ứng dụng trợ lí ảo mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS vận dụng những hiểu biết về trợ lí ảo để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.6 SGK:
Gợi ý trả lời: Một số chức năng cơ bản và nâng cao của các trợ lí ảo (Siri, Google Assistant,…):
+ Trả lời câu hỏi: Cung cấp thông tin trả lời cho các câu hỏi của người dùng về nhiều chủ đề như thời tiết, lịch sự kiện, thông tin thị trường, v.v.
+ Đặt lịch và nhắc nhở: Tạo và quản lý lịch trình, đặt báo thức và nhắc nhở cho người dùng.
+ Gọi điện và nhắn tin: Thực hiện cuộc gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn theo yêu cầu của người dùng.
+ Dịch ngôn ngữ: Dịch văn bản hoặc lời nói từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác.
+ Điều khiển thiết bị: Điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà như đèn, máy lạnh, tivi thông qua các giao thức như HomeKit (Apple) hoặc Google Home.
+ Hỏi và trả lời thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin về cuộc hẹn, ghi chú, tài khoản ngân hàng, v.v.
+ Tìm kiếm và dẫn đường: Tìm kiếm địa điểm, cửa hàng, nhà hàng và hướng dẫn đường đi đến đó.
+ Chơi nhạc và phim: Mở nhạc, phim, podcast theo yêu cầu của người dùng.
+ Tìm kiếm hình ảnh: Tìm kiếm và hiển thị hình ảnh liên quan đến từ khóa được cung cấp.
+ Tương tác thông minh: Dự đoán và đề xuất các hoạt động dựa trên thói quen và lịch sử tương tác của người dùng.
…
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về thế giới của trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là AI, không chỉ là một chủ đề nổi bật trong thế giới công nghệ hiện đại mà còn là một lĩnh vực vô cùng thú vị và đầy tiềm năng. Qua việc tìm hiểu về khái niệm và các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ khám phá được những khía cạnh khác nhau của AI, từ những ứng dụng hàng ngày cho đến những phát triển mới mẻ và đầy hứa hẹn trong tương lai. Để thực hiện điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo.
-------------------
………..Còn tiếp…………
=> Xem toàn bộ Giáo án tin hoc ứng dụng 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin 12 ứng dụng chân trời sáng tạo, giáo án Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo Tin 12 ứng dụng chân trời sáng tạo, giáo án Tin 12 ứng dụng CTST Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án