Soạn giáo án Mĩ thuật 9 cánh diều Bài 7: Thiết kế khẩu hiệu, biểu ngữ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 Bài 7: Thiết kế khẩu hiệu, biểu ngữ sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 7: THIẾT KẾ KHẨU HIỆU, BIỂU NGỮ

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nội dung, ý nghĩa của khẩu hiệu, biểu ngữ trong cuộc sống.

  • Biết cách bố cục, ngắt dòng, chọn kiểu chữ phù hợp với nội dung.

  • Thực hiện được sản phẩm bằng kĩ thuật kẻ chữ hoặc sử dụng phần mềm máy tính.

  • Chia sẻ được thông điệp, ý nghĩa của sản phẩm thực hành.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực mĩ thuật: 

  • Nêu được nội dung, ý nghĩa của khẩu hiệu, biểu ngữ trong cuộc sống.

  • Biết cách bố cục, ngắt dòng, chọn kiểu chữ phù hợp với nội dung.

  • Thực hiện được sản phẩm bằng kĩ thuật kẻ chữ hoặc sử dụng phần mềm máy tính.

  • Chia sẻ được thông điệp, ý nghĩa của sản phẩm thực hành.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, thực hành.

  • Nhân ái: Biết trân quý và giữ gìn tài sản chung, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, năng lực sáng tạo và kĩ năng thực hành của mỗi cá nhân.

  • Trung thực: Trung thực trong sáng tạo sản phẩm.

  • Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản đồ dùng học tập; biết trân trọng sản phẩm của mình, của bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV Mĩ thuật 9.

  • Hình ảnh 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, vở thực hành Mĩ thuật 9.

  • Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo, bìa,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Chủ đề Thiết kế khẩu hiệu, biểu ngữ để lật mở mảnh ghép. 

c. Sản phẩm: Các mảnh mĩ thuật được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến đến Chủ đề Thiết kế khẩu hiệu, biểu ngữ.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Trong ngữ cảnh truyền thông và quảng cáo, khẩu hiệu là gì?

A. Một hình ảnh hoặc biểu ngữ được sử dụng để truyền đạt thông điệp.

B. Một câu hoặc cụm từ ngắn, dễ nhớ, thường được sử dụng để quảng cáo hoặc gây ấn tượng.

C. Một biểu tượng đặc trưng của một thương hiệu hoặc tổ chức.

D. Một chiến lược quảng cáo đa phương tiện.

Mảnh ghép số 2: Đặc điểm nào sau đây không nên có trong một khẩu hiệu hiệu quả?

A. Phức tạp và khó nhớ.

B. Súc tích và dễ nhớ.

C. Phản ánh ý nghĩa cốt lõi của thương hiệu hoặc sản phẩm.

D. Sử dụng ngôn từ gây tranh cãi hoặc gây sốc.

Mảnh ghép số 3: Biểu ngữ là gì trong ngữ cảnh truyền thông?

A. Một hình ảnh hoặc biểu tượng được sử dụng để truyền đạt thông điệp.

B. Một câu hoặc cụm từ được sử dụng để gây ấn tượng hoặc quảng cáo.

C. Một chiến lược quảng cáo truyền hình.

D. Một tác phẩm nghệ thuật được treo trên bức tường.

Mảnh ghép số 4: Điều gì quan trọng nhất khi thiết kế biểu ngữ?

A. Sự phản ánh của ý tưởng sáng tạo.

B. Màu sắc và đồ họa.

C. Sự tương phản và tỉ mỉ trong thiết kế.

D. Sự hiểu biết về thương hiệu hoặc sự kiện và mục tiêu truyền đạt thông điệp.

Mảnh ghép số 5: Mục đích chính của việc thiết kế biểu ngữ là gì?

A. Tạo ra một hình ảnh độc đáo cho một thương hiệu hoặc sự kiện.

B. Tạo ra một thông điệp rõ ràng và dễ nhớ.

C. Tạo ra một biểu tượng đại diện cho một tổ chức hoặc sản phẩm.

D. Tạo ra một kế hoạch quảng cáo hiệu quả.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: B

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: A

Mảnh ghép số 4: D

Mảnh ghép số 5: C

- GV trình chiếu Mảnh ghép mĩ thuật: 

Em hãy thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền về thực hiện nghĩa vụ công dân  trong bảo vệ và xây dựng chính quyền

Khẩu hiệu Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu 

Hội đồng Nhân dân là quyền và nghĩa vụ của công dân.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Thiết kế khẩu hiệu và biểu ngữ là quá trình tạo ra các thông điệp ngắn gọn và đầy ấn tượng, thường được sử dụng để truyền đạt ý nghĩa, giá trị, hoặc mục tiêu của một thương hiệu, sản phẩm, hoặc sự kiện. Đây là một phần quan trọng trong lĩnh vực truyền thông và marketing vì nó có thể giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và ghi nhớ thương hiệu. Để tìm hiểu rõ hơn về thiết kế bìa sách, chúng ta cùng vào học bài hôm nay, Bài 7 – Thiết kế khẩu hiệu, biểu ngữ.
 

 

………..Còn tiếp…………

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 cánh diều, giáo án Bài 7: Thiết kế khẩu hiệu, biểu ngữ Mĩ thuật 9 cánh diều, giáo án Mĩ thuật 9 CD Bài 7: Thiết kế khẩu hiệu, biểu ngữ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác