Soạn giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo Nội dung thực hành chủ đề 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 11 Nội dung thực hành chủ đề 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 6:

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 6 – Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức về Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông để giải thích lịch sử qua bài tập vận dụng.
  • Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 6 – Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 11, Giáo án.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực Chủ đề 6– Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi: Nêu những tiềm năng của Biển Đông.
  4. Sản phẩm:
  5. Tổ chức thực hiện: Câu trả lời của HS về những tiềm năng của Biển Đông và chuẩn kiến thức của GV.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và yêu cầu HS đọc đoạn thông tin sau:

TƯ LIỆU: Biển Đông là nơi cư trú của trên 12 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2 040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,… Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa,…

(Theo Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022, tr.33, 71 – 72)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những tiềm năng của Biển Đông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những tiềm năng của Biển Đông.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Những cụm từ cho thấy sự phong phú của nguồn sinh vật, tài nguyên ở Biển Đông:

  • 12 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2 040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,…
  • Tập trung 221 loài cây nước mặn.
  • Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao.

+ Tiềm năng của Biển Đông:

  • Có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú, nhiều loại quý hiếm nên có tiềm năng đánh bắt thủy hải sản.
  • Cụ thể: trữ lượng thủy hải sản lớn, đem lại tiềm năng đánh bắt thủy hải sản; nhiều loại sinh vật biển có giá trị kinh tế cao; nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên cần được lưu giữ nguồn gen, thực hiện các nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn.
  • Đặc biệt, khu vực này có nhiều bồn trũng với trữ lượng dầu khí lớn góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng cho các ngành vận tải, công nghiệp.
  

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Nội dung thực hành Chủ đề 6 – Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1. Chơi trò chơi Nhà sử học thông thái

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 3 nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

- Nhóm 1: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông có thuận lợi đối với lĩnh vực hàng hải như thế nào?

- Nhóm 2: Hãy phân tích ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi vào bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta.

- Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của việc ban hành các Sách trắng và thông qua các bộ luật như Luật Biển năm 2012, Bộ Luật Hàng hải năm 2015,… đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. Sản phẩm: HS các nhóm trả lời các câu hỏi về nội dung chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các lớp tham gia vào trò chơi Nhà sử học thông thái, với chủ đề Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông có thuận lợi đối với lĩnh vực hàng hải như thế nào?

+ Nhóm 2: Hãy phân tích ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi vào bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta.

+ Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của việc ban hành các Sách trắng và thông qua các bộ luật như Luật Biển năm 2012, Bộ Luật Hàng hải năm 2015,… đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV cung cấp cho các nhóm Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm như sau:

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG

KHI TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá

Điểm đạt

Nội dung

sản phẩm

Đúng và đầy đủ theo từng vấn đề khi trình bày chủ đề Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

5,0

 

 

Thông tin hay, hấp dẫn, có chọn lọc và có hệ thống, dễ hiểu; có liên hệ, mở rộng.

1,0

 

 

Thiết kế sản phẩm

Sử dụng công nghệ đã sưu tầm, xử lí tài liệu; thiết kế hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; trình bày sản phẩm đẹp, có tính độc đáo, sáng tạo.

2,0

 

 

Báo cáo sản phẩm

Trình bày lưu loát, không lệ thuộc vào tài liệu; có điểm nhấn và tương tác với người nghe.

0,75

 

 

Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật như: 5 xin, 3 – 2 – 1, phản hồi tích cực,…

0,75

 

 

Yếu tố khác

Các thành viên trong nhóm làm việc ăn ý, hiệu quả; giải quyết được các tình huống, trả lời câu hỏi chính xác,…

0,5

 

 

Tổng

10,0

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Câu 1: Thuận lợi đối với lĩnh vực hàng hải của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi nằm ở trung tâm Biển Đông:

- Xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển.

- Phục vụ tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu Âu, châu Á với Trung Đông,…

Câu 2: Ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi vào bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta:

- Các đội dân binh hoạt động dưới danh nghĩa nhà nước đã xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với chủ quyền biển đảo.

- Hoạt đông của đội Hoàng Sa và Bắc Hải là minh chứng cho thấy quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam là liên tục và từ rấ sớm.

Câu 3: Ý nghĩa của việc ban hành các Sách trắng và thông qua các bộ luật như Luật Biển năm 2012, Bộ Luật Hàng hải năm 2015,… đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Các văn bản đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng, quản lí và bảo vệ vùng biển Việt Nam.

- Xây dựng và tuyên bố các cơ sở pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cũng như các vùng biển thuộc Việt Nam theo quy định của pháp luật quốc tế.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Các hoạt động thực tiễn Việt Nam đã triển khai trên cơ sở tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số hoạt động thực tiễn Việt Nam đã triển khai trên cơ sở tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi:

- Nêu nguyên tắc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã được các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

- Lấy ví dụ cụ thể về các hoạt động thực tiễn mà Việt Nam đã triển khai trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đó.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số hoạt động thực tiễn Việt Nam đã triển khai trên cơ sở tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và chuẩn kiến thức của GV.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo Nội dung thực hành chủ đề 6 Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông, Tải giáo án trọn bộ lịch sử 11 chân trời sáng tạo, Giáo án word Lịch sử 11 chân trời sáng tạo Nội dung thực hành chủ đề 6 Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI