Soạn giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 11 bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Nêu được khái niệm, tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải quyết những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nêu được khái niệm, tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ; Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản; Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải quyết những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn,...
- Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ.
- SGK, SBT Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Đọc trước SHS tìm hiểu bài học.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, nêu vấn đề cho HS trả lời câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi về những sự kiện chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nêu vấn đề cho HS:
Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới? Hãy điền dấu x vào ô trước ý lựa chọn của em và giải thích.
Dưới tác động của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mỹ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, khai sinh một loại quốc gia tư sản mới. Ở châu Âu tháng 7 – 1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-lông.
Trong những năm 1848 – 1849, cách mạng tư sản lại diễn ra ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố chế độ tư bản Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung.
Từ năm 1859 đến 1870, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đại diện là Ô. Crôm-oen – một quý tộc tư sản hóa, 7 quốc gia ở bán đảo I-ta-li-a đã thống nhất thành Vương quốc I-ta-li-a.
Từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.
Ở Nga, do các cuộc bạo động của nông nô diễn ra dồn dập trong những năm 1858 – 1860, tháng 2 – 1861, Nga hoàng ban bố sắc lệnh giải phóng nô lệ. Cuộc cải cách có tính chất phong kiến này đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhanh trong nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi:
X
|
Sự kiện chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới là:
X
|
Dưới tác động của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mỹ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, khai sinh một loại quốc gia tư sản mới. Ở châu Âu tháng 7 – 1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-lông.
X
|
Trong những năm 1848 – 1849, cách mạng tư sản lại diễn ra ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố chế độ tư bản Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung.
Từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.
- Giải thích: Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện bằng sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, chủ nghĩa tư bản đã đi qua những thăng trầm lịch sử. Chủ nghĩa tư bản hiện đại phát triển tử nửa sau thế kỉ XX tới nay có nhiều tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức. Nhận thức được các vấn đề này, em sẽ hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự của chủ nghĩa tư bản trong sự vận động của lịch sử thế giới đương đại.Chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Tìm hiểu được các vấn đề về sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, cung cấp tư liệu, lược đồ, nêu vấn đề để HS nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi: Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi về sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, đọc thông tin mục 1 kết hợp quan sát Hình 2.3 SHS tr.14 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS, quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ - Thời gian: từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. + Cách mạng tư sản Nê-đéc-lan (1566 – 1579). + Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1688) + Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1755 – 1781). + Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1799). - Không gian: + Những cuộc cách mạng đầu tiên được nổ ra ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ + Lan rộng vào lục địa, nổ ra mạnh mẽ ở Pháp, Đức, I-ta-li-a,... + Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống ở châu Âu và Bắc Mỹ. - Kết quả: · Thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. · Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ dưới nhiều hình thức khác nhau tạo điều kiện để chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ. |
Hoạt động 2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Tìm hiểu được các vấn đề về sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, cung cấp tư liệu, lược đồ, nêu vấn đề cho HS nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở thúc đẩy mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là gì?
- Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản; cơ sở thúc đẩy mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX; sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, đọc thông tin mục 2a kết hợp quan sát Hình 2.4 SHS tr.14, 15 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát lược đồ, tìm hiểu thông tin, tư liệu do GV cung cấp và HS tự sưu tầm được. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày nội dung về quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản 2.1. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa Đến cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản đã hoàn thành phân chia thị trường thuộc địa. - Nước nhiều thuộc địa nhất là Anh:
· Hệ thống thuốc địa rộng khắp, đặc biệt ở châu Á và châu Phi chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2). · Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”. - Xếp thứ hai là Pháp với khoảng 11 triệu km2 và 55,5 triệu dân. - Các nước tư bản như Mỹ, Đức, I-ta-li-a cũng chạy đua cạnh tranh, giành giật thuộc địa, ráo riết thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc. |
Nhiệm vụ 2: Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 2b kết hợp đọc mục Em có biết SHS tr.15, 16 và trả lời câu hỏi: Cơ sở thúc đẩy mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS và quan sát hình ảnh GV cung cấp, thảo luận để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS phân tích về cơ sở thúc đẩy mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2.2. Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản - Những thành tựu khoa học, kĩ thuật. - Nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa. - Nguồn vốn đầu tư bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. - Việc mở rộng sản xuất. - Việc đẩy mạnh ngoại thương và tín dụng. |
Nhiệm vụ 3: Chủ nghĩa tư bản từ sự tự do cạnh tranh sang độc quyền Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 2c kết hợp đọc mục Em có biết SHS tr.16, 17 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS, thảo luận để trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2.3. Chủ nghĩa tư bản từ sự tự do cạnh tranh sang độc quyền - Giai đoạn 1 (thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX): chịu sự chi phối của quy luật thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước. - Giai đoạn 2 (từ những năm 60, 70 của thế kỉ XIX): + Sự tập trung sản xuất và tư bản cao, tạo thành những tổ chức lũng đoạn có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế. + Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính. + Việc xuất khẩu tư bản trở thành đặc biệt quan trọng. + Sự hình thành những khối liên minh tư bản độc quyền chia nhau thế giới. + Việc các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới. |
Hoạt động 3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều