Soạn giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 11 bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
BÀI 12: VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG
(3 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí của Biển Đông trên bản đồ.
- Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.
- Xác định được vị trí các đảo và quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ.
- Giải thích được tầm quan trọng chiến lược cuiar các đảo và quần đảo ở Biển Đông.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề về vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông.
- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: Tìm hiểu được tư liệu lịch sử về vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông; Xác định được vị trí của Biển Đông trên bản đồ; Xác định được vị trí các đảo và quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển; Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đánh giá được vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông; Rút ra bài học lịch sử cho công cuộc bảo vệ biển, đảo Tổ quốc hiện nay.
- Phẩm chất
- Yêu nước: trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh, bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc.
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ quốc hiện nay.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn.
- Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ liên quan đến nội dung bài học Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông.
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Đọc trước thông tin Bài 12 SHS để tìm hiểu bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Nội dung:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, HS tìm hiểu và trả lời các ô chữ hàng, ô chữ chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam.
- GV cho HS quan sát hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh triều Nguyễn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh gợi cho em suy nghĩ gì?
- Sản phẩm:
- Các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam.
- Cảm nhận, suy nghĩ về hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ GV đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam.
+ HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu các ô chữ liên quan đến biển đảo Việt Nam.
- GV lần lượt đọc các gợi ý ô chữ cho HS:
+ Ô chữ số 1 ( (5 chữ cái): Vùng biển đẹp ở miền Trung Việt Nam, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh trong năm 2006.
+ Ô chữ số 2 (10 chữ cái): Đảo có tiềm năng dầu khí to lớn thuộc vịnh Bắc Bộ, có diện tích 2.5km2 cách đất liền Việt Nam 110 km.
+ Ô chữ số 3 (8 chữ cái): Hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Ô chữ số 4 (6 chữ cái): Vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các anh hùng, chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
+ Ô chữ số 5 (7 chữ cái): Quần đảo ở Việt Nam được xem là một thế giới san hô với hơn 100 loài, tạo thành một phần của vòng cung san hô ngắm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.
+ Ô chữ số 6 (9 chữ cái): Vịnh nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông, phía Tây được bao bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam.
+ Ô chữ số 7 (11 chữ cái): Vịnh nằm ở Việt Nam nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
+ Ô chữ số 8 (5 chữ cái): Bãi biển thuộc thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 20km về hướng Đông Nam.
+ Ô chữ chủ đề (8 chữ cái): Biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tập của bản thân, tìm ra các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện lần lượt HS đọc đáp án các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 | M | Ỹ | K | H | Ê |
|
|
|
|
|
|
2 | B | Ạ | C | H | L | O | N | G | V | Ĩ |
|
3 |
| T | R | Ư | Ờ | N | G | S | A |
|
|
4 |
| C | Ô | N | Đ | Ả | O |
|
|
|
|
5 |
| H | O | À | N | G | S | A |
|
|
|
6 | V | Ị | N | H | B | Ắ | C | B | Ộ |
|
|
7 | V | Ị | N | H | T | H | Á | I | L | A | N |
8 |
| Đ | Ồ | S | Ơ | N |
|
|
|
|
|
Ô chữ chủ đề: BIỂN ĐÔNG.
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biển, đảo có trong các ô chữ:
Biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) | Đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) |
Đảo Trường Sa (Khánh Hòa) | Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) |
Quần đảo Hoàng Sa (Quảng Nam, Đà Nẵng) | Vịnh Bắc Bộ |
Vịnh Thái Lan | Biển Đồ Sơn (Hải Phòng) |
Biển Đông |
Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh và trả lời câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh triều Nguyễn và dẫn dắt: Trong Đại nội của Kinh thành Huế có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835 – 1837) dưới thời vua Minh Mạng. Triều Nguyễn đã cho khắc 3 vùng biển của Việt Nam lên 3 đỉnh đồng cao, to và quan trọng nhất. Trong đó, trên Cao Đỉnh (đặt ở giữa) có hình Biển Đông (Đông Hải) được chạm nổi, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh gợi cho em suy nghĩ gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác hình ảnh, thông tin GV cung cấp và cảm nhận ban đầu về hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận về hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Biển Đông (bao gồm hai quần đảo Trường Sa và (Hoàng Sa) đã được chạm nổi trên Cửu đỉnh bằng đồng từ đầu thế kỉ XIX cho thấy từ thời các vua Nguyễn, vấn đề về chủ quyền biển đảo đã được đề cao, khẳng định chủ quyền quốc gia thiêng liêng của Tổ quốc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Biển Đông là một trong những biển lớn và là đường vận chuyển huyết mạch của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vậy, Biển Đông có vị trí như thế nào? Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược ra sao? Các đảo, quần đảo ở Biển Đông, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Vị trí của Biển Đông
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á trên lược đồ.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 12.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.77 và hoàn thành sơ đồ tư duy: Cho biết vị trí của Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á.
- Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS về vị trí của Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - GV tổ chức cho các nhóm quan sát nhanh Hình 12.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.77 và chơi trò chơi Nhà sử học thông thái. - GV nêu câu hỏi, HS trả lời mỗi câu hỏi trong vòng 20 giây: + Biển Đông có diện tích bao nhiêu? + Biển Đông nằm ở đại dương nào? Trải dài trên những vĩ độ nào? + Xác định 2 vịnh biển lớn trong Biển Đông. + Xác định các quốc gia và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với nước ta. Gợi ý: + Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2. + Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30N đến vĩ độ 260B và từ kinh độ 1000Đ đến 1210Đ. + Hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. + Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia; Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, chốt lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy: Vẽ sơ đồ tư duy về vị trí của Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á. - GV cung cấp thêm tư liệu về vị trí địa lí của Biển Đông: Bản đồ Biển Đông https://www.youtube.com/watch?v=ySOz3-RVC28 (Từ đầu đến 0s31p). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác lược đồ, tư liệu thông tin trong mục, thảo luận cặp đôi và hoàn thành sơ đồ tư duy. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS xác định vị trí của Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á theo sơ đồ duy. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV mở rộng kiến thức: Tác động vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông: + Biển Đông có cấu trúc địa lí như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,… + Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa theo vĩ độ và mùa. + Là khu vực hình và hoạt động của nhiều áp thấp nhiệt đới, bão, sóng thần. Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hình thành và hoạt động trên Biển Đông (từ tháng 5 đến hết tháng 10). → Vị trí, địa lí và khí hậu đặc biệt tạo cho vùng Biển Đông sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Vị trí của Biển Đông Sơ đồ tư duy về vị trí của Biển Đông đính kèm phía dưới Hoạt động 1. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 kết nối tri thứcGiáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diều