Soạn giáo án thể dục 8 kết nối tri thức chủ đề 2 bài 1: Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 thể dục chủ đề 2 bài 1: Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: BÓNG ĐÁ

  1. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
  2. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

STT

Nội dung

Tên bài

Số tiết

1

Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa

- Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

- Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa

- Một số điều luật trong thi đấu bóng đá 7 người

- TCVĐ

8

2

Kĩ thuật dừng bóng bằng đùi và lòng bàn chân

- Bài tập bổ trợ

- Kĩ thuật dừng bóng bổng bằng đùi

- Kĩ thuật dừng bóng bổng bằng lòng bàn chân

- Bài tập phối hợp đồng đội

- TCVĐ

8

3

Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

- Bài tập bổ trợ

- Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

- Bài tập phối hợp dẫn bóng và đá bóng vào cầu môn

- TCVĐ

8

 

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

STT

Nội dung

Kế hoạch dạy học

Tiết 1

Tiết 2

Tiết 3

Tiết 4

Tiết 5

Tiết 6

Tiết 7

Tiết 8

Tiết 9

Tiết 10

Tiết 11

Tiết 12

Tiết 13

Tiết 14

Tiết 15

Tiết 16

Tiết 17

Tiết 18

Tiết 19

Tiết 20

Tiết 21

Tiết 22

Tiết 23

Tiết 24

1

Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa

+

+

+

+

+

+

+

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Kĩ thuật dừng bóng bằng đùi và lòng bàn chân

 

 

 

 

 

 

 

 

+

+

+

+

+

+

+

+

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

+

+

+

+

+

+

+

 

  1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
  2. MỤC TIÊU

- Tiếp tục trang bị cho HS một số kiến thức kĩ năng về bóng đá.

- Phát triển thể lực chung, đặc biệt là sức mạnh, sức nhanh, năng lực phối hợp vận động.

- Rèn luyện khả năng xử lí tình huống và phối hợp đồng đội trong luyện tập, thi đấu tập.

- Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, tinh thần tập thể và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong luyện tập.

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

  1. Kiến thức

- Hiểu được mục đích, tác dụng của một số kĩ thuật cơ bản trong bóng đá.

- Mô tả được các giai đoạn và cách luyện tập.

- Biết một số điều luật trong thi đấu bóng đá 7 người.

- Biết vận dụng các bài tập kĩ thuật để rèn luyện kĩ năng vận động và thể lực.

- Biết điều khiển tổ, nhóm luyện tập và nhận xét kết quả luyện tập.

  1. Kĩ năng

- Thực hiện được các bài tập kĩ thuật và bài tập phối hợp đồng đội.

- Phát hiện và sửa chữa được một số sai sót về kĩ thuật trong học tập.

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong quá trình luyện tập.

  1. Thể lực

- Có sự phát triển về thể lực chung; hoàn thành LVĐ của bài tập, buổi tập.

- Có sự tăng trưởng về năng lực liên kết vận động và phản ứng vận động.

  1. Thái độ

- Tích cực trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để RLTT.

- Đoàn kết, chủ động hợp tác và giúp đỡ bạn trong học tập.

  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

 

 

BÀI 1: KĨ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU NGOÀI BÀN CHÂN

VÀ ĐÁNH ĐẦU BẰNG TRÁN GIỮA

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được các giai đoạn và cách luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân, tại chỗ đánh cầu bằng giữa trán.
  • Biết một số điều luật thi đấu bóng đá 7 người.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động tập luyện.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất.

Năng lực giáo dục thể chất:

  • Thực hiện được kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa.
  • Có sự phát triển về sức mạnh, năng lực liên kết động tác và tính nhịp điệu.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tính kiên trì, nỗ lực, tự giác trong tập luyện.
  • Có ý thức hợp tác, giúp đỡ bạn bè.
  • Thường xuyên tự học và rèn luyện thân thể.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất 8.
  • Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
  • Còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.
  1. Đối với HS:
  • SGK Giáo dục thể chất 8.
  • Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng cho HS bước vào bài học mới.

- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với nội dung bài học.

  1. b) Nội dung:

- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa: Số lượng động tác, cấu trúc nội dung và phân chia các nhịp trong mỗi động tác.

- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và phương pháp luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa.

  1. c) Sản phẩm:

- HS thực hiện bài tập khởi động, trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về đá bóng để trả lời câu hỏi của GV.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:

+ Khởi động chung: Chạy tại chỗ, xoay các khớp.

+ Khởi động chuyên môn:

  • Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ cự li 10 - 15m. Tâng bóng bằng đùi, bằng lòng bàn chân, đá chuyền bóng bằng lòng bàn chân, mu trong bàn chân cự li 8 - 12m.
  • Dẫn bóng trên đường thẳng, đường vòng cự li 15 - 20m.

+ Trò chơi hỗ trợ khởi động: Lò cò dẫn bóng

  • Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát. Các bạn đầu hàng, mỗi người có một quả bóng đá.
  • Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội ở tư thế lò cò, dùng chân đang tiếp đất để dẫn bóng đến vạch giới hạn và cầm bóng chạy trở về vạch xuất phát trao bóng cho bạn tiếp theo. Quá trình thực hiện trò chơi không được đá bóng, sau đó lò cò đuổi theo bóng. Việc trao và nhận bóng chỉ thực hiện ở vạch xuất phát, đội kết thúc đầu tiên là đội thắng cuộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi trò chơi Tập hợp nhóm, vận dụng kĩ năng đã học để chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hiện bài tập khởi động, chơi trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động, chơi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu nội dung, nhiệm vụ học tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa: Số lượng động tác, cấu trúc nội dung và phân chia các nhịp trong mỗi động tác.

- GV đặt câu hỏi để thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với nội dung bài học:

+ Câu 1: Có thể sử dụng những bộ phận nào của bàn chân để đá bóng?

+ Câu 2: Trong bóng đá, kĩ thuật đánh đầu thường được sử dụng trong những tình huống nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu, suy nghĩ câu trả lời.

- GV hướng dẫn, gợi ý HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS liên hệ với những hiểu biết của bản thân về kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa để trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Lòng bàn chân; mu trong bàn chân; mu ngoài bàn chân; mu giữa bàn chân; mũi bàn chân; gót chân.

+ Câu 2: Bóng bổng; để chuyền bóng, dừng bóng, cản phá đường bóng của đối phương, đưa bóng vào cầu môn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét ý kiến của HS, đưa ra phương án đúng.

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động: Tìm hiểu kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa

  1. a) Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được mục đích, tác dụng của luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân, kĩ thuật đánh đầu bằng trán giữa và một số điều luật trong thi đấu bóng đá 7 người.

- HS làm quen bài tập kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa.

  1. b) Nội dung: GV giới thiệu mục đích, tác dụng của luyện tập kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân, kĩ thuật đánh đầu bằng trán giữa và một số điều luật trong thi đấu bóng đá 7 người, sau đó hướng dẫn HS làm quen động tác mới.
  2. c) Sản phẩm: HS thực hiện từng động tác theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

a) Giới thiệu nội dung kiến thức mới

- GV giới thiệu mục đích, tác dụng của kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu về kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và tại chỗ đánh cầu bằng giữa trán:

+ Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân:

+ Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa:

+ Một số điều luật thi đấu bóng đá 7 người:

b) Hướng dẫn HS làm quen động tác mới

- GV chỉ dẫn HS thực hiện thử kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và tại chỗ đánh cầu bằng giữa trán để có cảm nhận toàn diện về cấu trúc và yêu cầu thực hiện kĩ thuật.

- GV hướng dẫn HS luyện tập kĩ thuật kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và tại chỗ đánh cầu bằng giữa trán theo động tác mẫu và hiệu lệnh của GV.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và tại chỗ đánh cầu bằng giữa trán.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của mình và các bạn qua các nội dung sau:

+ Mức độ thực hiện được kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa.

+ Vị trí đặt chân trụ khi đá bóng.

+ Tính nhịp điệu khi phối hợp chạy đà và đá bóng.

+ Vị trí tiếp xúc giữa bóng và trán giữa.

+ Khả năng phối hợp lực toàn thân khi đánh đầu bằng trán giữa.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần).

1. Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

- Vị trí mu ngoài bàn chân và vị trí tiếp xúc bóng: mu ngoài bàn chân là phần ngoài của bàn chân, được giới hạn bằng đường giữa bàn chân tính từ cổ chân tới ngón chân thứ ba với cạnh ngoài bàn chân; vị trí tiếp xúc giữa bàn chân và bóng là phần giữa, phía sau, hơi chếch xuống dưới bóng.

- Tại chỗ đá bóng bằng mu ngoài bàn chân:

+ TTCB: đứng chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (hoặc dồn lên chân sau). Chân trước (chân trụ), bàn chân đặt ngang với bóng, cách bóng 15 – 20cm (phía cùng bên chân trụ) và thẳng hướng đá bóng. Chân sau (chân đá bóng) cách chân trước một bước. Thân trên chếch với hướng đá bóng 30o – 45o.

+ Thực hiện: chuyển trọng lượng cơ thể lên chân trụ, đồng thời khụy gối chân trụ và đưa nhanh chân đá bóng từ sau ra trước, bàn chân hơi xoay vào trong và hơi chếch xuống dưới, hướng mu ngoài ra trước để đá vào phần giữa, phía sau, hơi chếch xuống dưới bóng. Kết thúc, chân đá bóng và thân trên hơi xoay sang phía chân trụ và tiếp đất ở phía trước chân trụ một bước để giữ thăng bằng.

- Phối hợp một, ba, năm bước đà đá bóng:

+ TTCB: đứng chân trước chân sau (chân đá bóng mặt trước, chân trụ đặt sau), cách bóng một, ba hoặc năm bước đà, thân người thẳng với hướng đá bóng.

+ Thực hiện: chạy đà nhanh dần, ở bước cuối, chân trụ bước dài ra trước để hạ thấp trọng tâm cơ thể, bàn chân trụ tiếp đất từ gót đến cả bàn chân và đặt thẳng với hướng đá bóng. Khi chân trụ tiếp đất, chân đá bóng đưa nhanh ra trước, dùng mu ngoài bàn chân đá bóng. Sau khi bóng rời chân, tiếp tục bước ra trước một, hai bước để giảm tốc độ và giữ thăng bằng.

2. Kĩ thuật tại chỗ đánh đầu bằng trán giữa

- TTCB: đứng chân trước chân sau (hoặc hai chân rộng bằng vai), thân người hướng về phía bóng, hai tay co tự nhiên, quan sát và xác định thời điểm, vị trí bóng đến.

- Thực hiện: gối khuỵu, đầu và thân ngả ra sau, đạp chân sau để chuyển nhanh thân người ra trước, lên trên, dùng trán giữa đánh vào phía sau (theo hướng đánh bóng đi), chếch dưới bóng để đưa bóng bay lên cao, ra trước, khi trán tiếp xúc bóng không thả lỏng cơ vai và cổ, không nhắm mắt. Kết thúc, bước ra trước một, hai bước để giữ thăng bằng.

3. Một số điều luật thi đấu bóng đá 7 người

Sân thi đấu (Luật 1)

Sân thi đấu hình chữ nhật có các kích thước: đường biên dọc 50 – 75mm; đường biên ngang 40 – 55m. Đường thẳng song song và cách biên ngang 13m, chạy suốt chiều ngang sân được gọi là “đường 13m”. Các đường giới hạn đều không rộng hơn 12cm.

Thời gian trận đấu (Luật 7 )

- Một trận đấu bóng đá 7 người được chia làm 2 hiệp: đối với lứa tuổi thiếu niên, mỗi hiệp 25 phút; đối với lứa tuổi nhi đồng, mỗi hiệp 20 phút; giữa 2 hiệp được nghỉ 10 phút.

- Trong các trận đấu của các cầu thủ trẻ, không được tăng thời gian thi đấu bằng những hiệp phụ. Sau khi kết thúc thời gian thi đấu theo quy định mà tỉ số hòa, nếu cần phân định thắng thua, sẽ cho đá luân lưu 9m để xác định được đội thắng.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Thể dục 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức chủ đề 2 bài 1 Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa, Giáo án word thể dục 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ thể dục 8 kết nối tri thức chủ đề 2 bài 1 Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân và đánh đầu bằng trán giữa

Xem thêm giáo án khác