Soạn giáo án thể dục 8 kết nối tri thức chủ đề 1 bài 1: Xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 thể dục chủ đề 1 bài 1: Xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LI NGẮN (100m)
- CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
- CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
STT | Nội dung | Tên bài | Số tiết |
1 | Xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát | - Bố trí bàn đạp xuất phát. - Kĩ thuật xuất phát thấp. - Kĩ thuật chạy lao sau xuất phát. - Trò chơi phát triển sức nhanh | 3 |
2 | Phối hợp chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng | - Phối hợp chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng - Một số điều luật trong thi đấu chạy cự li ngắn - Trò chơi phát triển sức nhanh. | 3 |
3 | Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn | - Phối hợp chạy giữa quãng và chạy về đích. - Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn. - Trò chơi phát triển sức nhanh | 3 |
- KẾ HOẠCH DẠY HỌC
STT | Nội dung | Kế hoạch dạy học | ||||||||
Tiết 1 | Tiết 2 | Tiết 3 | Tiết 4 | Tiết 5 | Tiết 6 | Tiết 7 | Tiết 8 | Tiết 9 | ||
1 | Xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát | + | + | + |
|
|
|
|
|
|
2 | Phối hợp chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng |
|
|
| + | + | + |
|
|
|
3 | Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn |
|
|
|
|
|
| + | + | + |
- MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
- MỤC TIÊU
- Tiếp tục trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về trang bị chạy cự li ngắn.
- Phát triển thể lực chung, sức nhanh và sức mạnh tốc độ; rèn luyện và phát triển năng lực phần xa với tín hiệu biết trước.
- Phát triển năng lực lựa chọn và sử dụng các bài tập vận động để tự học, tự RLTT.
- Phát triển khả năng nỗ lực ý chí, tính kỉ luật và tinh thần hợp tác trong học tập.
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Kiến thức
- Nêu được mục đích, tác dụng của luyện tập chạy cự li ngắn,
- Mô tả được các giai đoạn và cách thực hiện các bài tập chạy cự li ngắn.
- Giới thiệu được một số điều luật trong thi đấu chạy cự li ngắn.
- Chỉ ra được một số sai sót và cách khắc phục các sai sót đó trong luyện tập chạy cự
- Biết lựa chọn, sử dụng các hình thức phối hợp nhóm, tô để luyện tập.
- Biết cách vận dụng phương pháp luyện tập chạy cự li ngắn để RLTT
- Kĩ năng
- Thực hiện được kĩ thuật xuất phát thấp và các bài tập bổ trợ xuất phát thấp.
- Phối hợp được các giai đoạn của kĩ thuật chạy cự li ngắn.
- Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót trong luyện tập phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn.
- Vận dụng được các hình thức tổ chức luyện tập trong hoạt động tự học.
- Thể lực
Có sự phát triển về:
- Thể lực chung, sức mạnh và sức bền tốc độ
- Năng lực liên kết vận động và nhịp điệu thực hiện các giai đoạn chạy cự li ngắn.
- Thái độ
- Tích cực chủ động trong luyện tập.
- Chủ động tìm kiếm thông tin về nội dung học tập; sẵn sàng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm luyện tập.
- Nỗ lực khắc phục khó khăn, mệt mỏi trong học tập và tự nên luyện.
- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
BÀI 1: XUẤT PHÁT THẤP VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tổ chức và hướng dẫn HS. Luyện tập kĩ thuật xuất phát thấp và phối hợp chạy lao sau xuất phát
- Biết cách luyện tập kĩ thuật xuất phát tháp và chạy lao sau xuất phát
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động tập luyện.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất.
Năng lực giáo dục thể chất:
- Biết cách luyện tập kĩ thuật xuất phát tháp và chạy lao sau xuất phát.
- Kĩ năng lựa chọn và thực hiện được các bài tập, TCVĐ phù hợp với nội dung và yêu cầu của bài học
- Thể lực: Có sự phát triển về sức nhanh và sức mạnh tốc độ
- Phẩm chất
- - Luôn chủ động và nỗ lực hoàn thành nội dung học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất 8.
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
- Còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.
- Đối với HS:
- SGK Giáo dục thể chất 8.
- Giày thể thao, quần áo thể dục.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu:
- Tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng cho HS bước vào bài học mới.
- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với nội dung bài học.
- b) Nội dung:
- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.
- GV sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát, đặt câu hỏi cho HS.
- c) Sản phẩm:
- HS thực hiện bài tập khởi động, trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về nhảy cao để trả lời câu hỏi của GV.
- d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:
+ Khởi động chung: Chạy tại chỗ, xoay các khớp.
+ Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ cự li 10 – 15 m.
+ Trò chơi hỗ trợ khởi động: Ai nhanh hơn, khéo hơn
- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 bạn đúng thành vòng tròn. Trước vị trí đứng của mỗi bạn về một vòng tròn nhỏ, trong đó đặt một sợi dây dài 1,5 m và hai đầu dây được buộc vào nhau (H1).
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, các bạn nhanh chóng là có đến vòng tròn nhỏ và dùng vòng dây luồn qua thân người theo hướng từ trên xuống, sau đó lò cò trở về vị trí đứng ban đầu. Trong mỗi lượt chơi, bạn hoàn thành đầu tiên là thắng cuộc
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi trò chơi Ai nhanh hơn, khéo hơn, vận dụng kĩ năng đã học để chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS thực hiện bài tập khởi động, chơi trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động, chơi trò chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu nội dung, nhiệm vụ học tập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giới thiệu nội dung, nhiệm vụ học tập.
- GV Sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát
- Đặt câu hỏi để thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với nội dung bài học:
Câu 1: Trong thi đấu chạy cự li ngắn, VĐV thường xuất phát như thế nào?
Câu 2: Xuất phát cao trong chạy cự li ngắn phải tuân thủ những quy định như thế nào?
Câu 3: Độ dài các bước chạy trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát có khác nhau hay không? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV giới thiệu, suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn, gợi ý HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS liên hệ với những hiểu biết của bản thân về nhảy cao để trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xuất phát thấp với bàn đạp
Câu 2: Phải đứng sau vạch xuất phát, các bộ phận của cơ thể không được chạm vạch xuất phát không được xuất phát trước hiệu lệnh xuất phát của trọng tài; xuất phát đúng đường chạy.
Câu 3: Có khác nhau, vì người tập đang cố gắng tăng dần độ dài và tần số bước chạy để đạt tốc độ cao nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét ý kiến của HS, đưa ra phương án đúng.
- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.
→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1: Xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động: Tìm hiểu kĩ thuật Xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát
- a) Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được mục đích, tác dụng của luyện tập kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát
- HS làm quen kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát.
- b) Nội dung: GV giới thiệu nội dung kiến thức về kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát, sau đó hướng dẫn HS làm quen động tác mới.
- c) Sản phẩm: HS thực hiện từng động tác theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: a) Giới thiệu nội dung kiến thức mới - GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thực hiện: + Bố trí bàn đạp xuất phát: + Kĩ thuật xuất phát thấp: + Kĩ thuật lao sau xuất phát b) Hướng dẫn HS làm quen động tác mới - GV Chỉ dẫn HS thực hiện thử bài tập xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát để có cảm nhận ban đầu về cấu trúc kĩ thuật. | 1. Bố trí bàn đạp xuất phát - Có ba kiểu bố trí bàn đạp xuất phát: kiểu phổ thông", kiểu "gần" và kiểu “xa”. Trong đó, kiểu “phổ thông” là kiều phù hợp với HS cấp THCS. - Kiểu “phổ thông": Mặt tựa bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1 - 1,5 bàn chân; mặt tựa bàn đạp sau cách mặt tựa bàn đạp trước 1,5 bàn chân hoặc một cẳng chân, khoảng cách theo chiều ngang giữa hai bàn đạp khoảng 10 – 20 cm. Mặt tựa của bàn đạp trước ngả ra sau khoảng 45° – 50°, bàn đạp sau khoảng 60 – 80° - Kiểu "gần": Bàn đạp trước cách vạch xuất phát khoảng 1 – 1,5 bàn chân; khoảng cách giữa bàn đạp sau và bàn đạp trước khoảng một bàn chân - Kiểu “xa”: Bàn đạp trước cách vạch xuất phát khoảng hai bàn chân; khoảng cách giữa bàn đạp sau và bàn đạp trước khoảng một bàn chân.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Thể dục 8 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác