Soạn giáo án điện tử vật lí 10 chân trời bài 4: Chuyển động thẳng
Giáo án powerpoint Vật lí 10 Chân trời sáng tạo mới bài bài 4: Chuyển động thẳng. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
Ở Hình 4.1, hai bạn học sinh đều xuất phát từ cùng một vị trí để đi đến lớp học, một bạn đi bộ và một bạn đi xe đạp. Mặc dù đi chậm hơn nhưng bạn đi bộ lại đến lớp trước bạn đi xe đạp do bạn đi xe đạp dừng lại ở hiệu sách để mua bút và tài liệu học tập. Điều này sẽ được lí giải như thế nào theo góc độ vật lí?
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
BÀI 4: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tốc độ
- Vận tốc
- Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian
- Tốc độ
- Một số khái niệm cơ bản trong chuyển động
- Vị trí: Để xác định vị trí của vật, ta cần phải có hệ tọa độ gắn với vật mốc.
- Thời gian biểu diễn thành một trục gọi là trục thời gian.
- Chọn một điểm nhất định làm gốc thời gian thì mọi điểm khác trên trục thời gian được gọi là thời điểm.
- Qũy đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
- Quan sát hình 4.2, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
- Vậy vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc không? Cho ví dụ trong thực tiễn để minh hoạ cho câu trả lời của em.
- Có phụ thuộc, từ hình trên, nếu lấy điểm O làm gốc thì toạ độ cũng như vị trí của điểm N sẽ khác so với khi lấy điểm M làm gốc
- Tốc độ trung bình
Đọc thông tin SGK trang 25 và trả lời câu hỏi:
- Theo em, tốc độ là gì?
- Nếu trong khoảng thời gian vật di chuyển được một quãng đường s thì tốc độ trung bình được tính bằng công thức nào?
- Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ được tính bằng gì? Ngoài ra, em còn biết những đơn vị khác nào có thể dùng để đo tốc độ?
KẾT LUẬN
Tốc độ trung bình của vật được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
Công thức:
Trong đó:
- là tốc độ trung bình
- S là quãng đường vật đi được
- ∆t là thời gian.
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ là m/s (mét trên giây)
Một vận động viên bơi lội người Mỹ đã lập kỷ lục thế giới ở nội dung bơi bướm 100m và 200m với thời gian lần lượt là 49,82 và 111,51s. Hãy lập luận và xác định vận động viên này bơi nhanh hơn trong trường hợp nào?
Giải
Tốc độ TB của vận động viên nội dung 100m là : = 2,007m/s
Tốc độ TB của vận động viên nội dung 200m là : = 1,79m/s
Người này bơi nhanh hơn ở nội dung 200m.
- Tốc độ tức thời
- Tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ là tốc độ tức thời (kí hiệu V) diễn tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
- Nêu một số tình huống thực tiễn chứng tỏ tốc độ trung bình không diễn tả đúng tính nhanh chậm của chuyển động.
Ví dụ
Một xe máy chạy trên quãng đường dài 500m trong thời gian 40s. Như vậy tốc độ trung bình của xe là 12,5m/s. Nhưng trên quãng đường đó, có lúc xe đi với tốc độ 10m/s, có khi lại đi với tốc độ 15m/s.
Tốc độ trung bình không diễn tả đúng tính nhanh, chậm của chuyển động.
- Vận tốc
- Độ dịch chuyển
Hãy xác định quãng đường đi được và chiều chuyển động của hai xe trong hình 4.4a và vận động viên trong hình 4.4b sau khoảng thời gian đã xác định.
Trả lời
Trong khoảng thời gian xác định:
+ Hình 4.4a: cả xe xanh và xe cam đều đi được quãng đường là nhưng có chiều ngược nhau.
+ Hình 4.4b: vận động viên bơi được quãng đường là 2l, nhưng lúc bơi xuôi và lúc bơi ngược lại có chiều ngược nhau.
Độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật:
d = =
Giáo án điện tử Vật lí 10 Chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Vật lí 10 chân trời bài 4: Chuyển động thẳng, bài giảng điện tử Vật lí 10 CTST
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác