Soạn giáo án điện tử vật lí 10 chân trời bài 10: Ba định luật newton về chuyển động

Giáo án powerpoint Vật lí 10 Chân trời sáng tạo mới bài bài 10: Ba định luật newton về chuyển động. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

Trên đường đi du lịch hè, xe ô tô chở gia đình của một bạn bất chợt gặp sự cố về máy và không thể tiếp tục di chuyển. Người bố đã nhờ xe cứu hộ đến và kéo xe ô tô về nơi sửa chữa (Hình 10.1). Tác động nào giúp chiếc xe có thể chuyển động được từ khi đứng yên?

Chiếc xe có thể chuyển động được từ khi đứng yên là nhờ lực đẩy và lực kéo của xe cứu hộ

CHƯƠNG 4. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN

BÀI 10. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

Định luật I Newton

Định luật II Newton

Định luật III Newton.

  1. Định luật I Newton
  2. Nhắc lại khái niệm về lực

Dựa vào kiến thức về lực đã được học ở cấp Trung học cơ sở, em hãy nhắc lại khái niệm và tính chất của lực.

Khái niệm

Lực là sự kéo hoặc đẩy.

Tính chất

  • Lực có tác dụng làm biến dạng vật hoặc thay đổi vận tốc của vật.
  • Lực luôn do một vật tạo ra và tác dụng lên vật khác.
  • Có hai loại lực là : Lực tiếp xúc (dùng tay đẩy cánh cửa) , hoặc lực không tiếp xúc (lực hút của nam châm lên thanh sắt).

Thảo luận 1: Hãy nêu tên một số lực mà em đã biết hoặc đã học trong môn Khoa học tự nhiên.

Một số lực mà em đã học là:

  • Lực đẩy
  • Lực kéo
  • Lực ma sát
  • Lực đàn hồi
  • Lực hút...
  • Việc thay đổi trạng thái của vật là do vận tốc của vật bị thay đổi khi có lực tác dụng.
  • Về mặt tương tác, lực làm thay đổi một thuộc tính của vật là động lượng, thể hiện qua một đại lượng có thể dễ dàng nhận biết và đo đạc được đó là vận tốc.
  1. Khái niệm quán tính

Trong ví dụ ở hình 10.2, em hãy nhận xét trạng thái của cánh cửa và của thanh nam châm được gắn vào dây nếu như bàn tay không tác dụng lực vào tay nắm cửa, không đưa thanh nam châm lại gần thanh đang được gắn vào dây?

Trả lời:

Khi đó cánh cửa vẫn nằm im và thanh nam châm đang treo cũng sẽ không chuyển động nghĩa là chúng sẽ mãi giữ nguyên trạng thái của nó.

Trạng thái của vật được đặc trưng bởi đại lượng quán tính. Em hãy suy nghĩ về ví dụ trên và tìm hiểu các ví dụ trong SGK ở hình 10.3 và 10.4 để rút ra khái niệm quán tính?

Vật luôn có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của mình. Tính chất này được gọi là quán tính của vật.

Thảo luận 2: Quan sát Hình 10.4, dự đoán về chuyển động của vật sau khi được đẩy đi trên các bề mặt khác nhau:

Dự đoán về chuyển động của vật sau khi được đẩy đi trên các bề mặt khác nhau trong các trường hợp:

  1. Đĩa sẽ dừng lại sau khi đi được một đoạn đường ngắn do ma sát lớn
  2. Đĩa sẽ đi đường quãng đường dài hơn so với trường hợp a do ma sát nhỏ hơn.
  3. Đĩa sẽ chuyển động liên tục với tốc độ không đổi nếu không gặp vật cản vì ma sát không đáng kể.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Vật lí 10 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử Vật lí 10 Chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Vật lí 10 chân trời bài 10: Ba định luật newton về chuyển, bài giảng điện tử Vật lí 10 CTST

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO