Soạn giáo án điện tử âm nhạc 7 kết nối tiết 16: Thường thức âm nhạc - Dân ca một số vùng miền Việt Nam
Giáo án powerpoint Âm nhạc 7 kết nối tri thức mới bài tiết 16: Thường thức âm nhạc - Dân ca một số vùng miền Việt Nam. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Các em hãy nghe những bài hát sau
và cho biết các bài hát đó thuộc vùng miền nào:
- Dân ca miền núi phía Bắc
- Dân ca
Tây Nguyên
- Dân ca Nam Bộ
TIẾT 16: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: DÂN CA MỘT SỐ VÙNG MIỀN VIỆT NAM
- Tìm hiểu về các vùng miền dân ca
Dân ca là gì?
- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tạo, được gọt giũa, lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu qua nhiều thế hệ.
- Dân ca phong phú về thể loại, độc đáo về làn điệu và không gian trình diễn.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhiệm vụ: Mỗi nhóm tìm hiểu một thể loại dân ca của vùng miền Việt Nam các đặc điểm chính:
- Tính chất giai điệu.
- Nội dung lời ca phản ánh.
- Một số bài dân ca tiêu biểu.
- Nhóm 1: Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc
- Nhóm 2: Dân ca trung du và đồng bằng Bắc Bộ
- Nhóm 3: Dân ca Trung Bộ
- Nhóm 4: Dân ca Tây Nguyên
- Nhóm 5: Dân ca Nam Bộ
- a) Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc
- Nơi tập trung các dân tộc như: Dao, Mông, Tày, Nùng, Thái,...
- Giai điệu trong sáng, vui tươi.
- Lời ca mộc mạc, giản dị gắn với những hình ảnh gần gũi của núi rừng và đời sống sinh hoạt, lao động trên nương rẫy,..
- Ví dụ: Xoè hoa - dân ca Thái, Mưa rơi - dân ca Khơ-mủ, Gà Gáy - dân ca Công Khao,…
- Tính chất trữ tình, thiết tha, trong sáng.
- Lời ca mộc mạc, giản dị gắn với sinh hoạt và đời sống của người dân vùng trồng lúa nước.
- Ví dụ: hát trống quân, hát xoan, hát ru, hát dô, hát đúm, hát quan họ, đồng dao,.
- c) Dân ca Trung Bộ
- Có sự phong phú về giai điệu, có những nét đẹp rất riêng và gắn với đặc điểm ngôn ngữ của từng địa phương.
- Tiêu biểu: dân ca Thanh Hoá, dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca Bình Trị Thiên, dân ca Nam Trung Bộ (điệu hò điệu lí, điệu vi, hát dặm, hát giao duyên, hát ru), các bài dân ca lao động gắn với các ngành nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, dệt vải, dệt chiếu,...
- d) Dân ca Tây Nguyên
- Giai điệu: mạnh mẽ hoà nhịp với âm hưởng cồng chiêng cùng các điệu dân vũ; hoặc thủ thi, tâm tình những lời hát mộc mạc, giản dị; hoặc tha thiết yêu thương với những khúc hát ru dành cho con trẻ.
- Ví dụ: bài Ru em (dân ca Xơ-đăng), bài Hát mừng (dân ca Hrê),...
- e) Dân ca Nam Bộ
- Những điệu lí, hò cùng các làn điệu dân ca của đồng bào Chăm, người Hoa và Khơ-me.
- Ví dụ: hò Đồng Tháp, Chim sáo (dân ca Khơ-me),...
TRÒ CHƠI
NGHE GIAI ĐIỆU ĐOÁN TÊN BÀI HÁT
Luật chơi: Chia lớp thành 4 nhóm. Các em hãy lắng nghe một số trích đoạn dân ca của các vùng miền, sau đó đoán tên và nêu bài dân ca đó thuộc vùng miền nào. Nhóm nào có thành viên giơ tay nhanh nhất thì sẽ giành được quyền trả lời câu hỏi.
- Nếu trả lời đúng sẽ được 1 điểm.
- Nếu nhóm không đoán được tên bài dân ca, có thể đoán bài dân ca đó thuộc miền nào và được 0.5 điểm.
- Nếu nhóm trả lời sai cả tên bài hát và tên vùng miền sẽ không có điểm.
Giáo án điện tử Âm nhạc 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint Âm nhạc 7 KNTT tiết 16: Thường thức âm nhạc - Dân, bài giảng điện tử Âm nhạc 7 Kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác