Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…../…../…..

Ngày dạy:…../……/…..

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: LÁ ĐỎ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Lá đỏ (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Lá đỏ.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương, đất nước; có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có khát vọng và hoài bão lớn lao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ:

Qua bài Lá đỏ, em hãy chia sẻ những ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em đã biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở:

Đường Trường Sơn hay “đường mòn” Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, đi qua miền Trung, hạ Lào và Campuchia. Hệ thông giao thông này đóng vai trò cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho quân giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt 16 năm (1959 - 1975) của thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) của Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các lực lượng công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đây là con đường còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là “Tuyến lửa”. Theo văn bản lịch sử chính thức của cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ ghi lại thì Đường Trường Sơn được quân đội Mỹ coi là “một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20”.

- GV dẫn dắt vào bài học:

“Lá đỏ” là một trong số những bài thơ được viết trước khi  đoàn quân Việt Nam bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam nhưng đã tiên cảm được thắng lợi tất yếu của dân tộc. Hôm nay chúng ta cùng củng cố lại bài học nhé!

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

·      Em hãy nêu một số hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Thi?

·      Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?

·      Trình bày mạch cảm xúc của văn bản?

·      Đọc văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu cuộc gặp gỡ trên đỉnh Trường Sơn?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu cuộc chia tay trên đỉnh Trường Sơn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Đình Thi (1924–2003), sinh ra và lớn lên tại thành phố Luông Pra Băng, nước Lào nhưng quê gốc ở Vũ Thạch – Hà Nội.

- Năm 1929, ông theo bố mẹ trở về quê hương sinh sống và đi học ở Hà Nội, sau đó chuyển sang Hải Phòng.

- Năm 1940, sau khi tốt nghiệp Tú tài Nguyễn Đình Thi bắt đầu tham gia vào con đường cách mạng và trở thành thành viên của Hội Văn hoá Cứu quốc. Từ đây tinh thần yêu nước trong ông càng mạnh mẽ hơn.

- Từ năm 1945 trở đi, ông được nhà nước tin tưởng và cử vào Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam và Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1. 

- Nguyễn Đình Thi cũng từng là đại diện của Việt Minh trong Đảng Dân chủ đồng thời nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn hóa.

- Trong thời lỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Thi đã có những đóng góp rất to lớn cho dân tộc, ông tham gia nhiều chiến dịch và sáng tác văn học để phục vụ kháng chiến. Mặc dù đã bị kẻ thù bắt và mua chuộc nhưng ông vẫn một lòng thuỷ chung với Tổ quốc.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Mùa thu năm 1974, Nguyễn Đình Thi cùng với nhà thơ Tế Hanh, Phạm Tiến Duật và nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định theo đường mòn Hồ Chí Minh vào chiến trường Nam Bộ.

Tại đây, ông đã chứng kiến hiện thực của cuộc chiến tranh khốc liệt “với sự hy sinh mất mát, đớn đau mà con người phải trải qua ở nhiều góc độ, khía cạnh, tầng bậc khác nhau… Nhưng cũng chính từ những tổn thất, đau thương, mất mát ấy lại hiện lên một vẻ đẹp diệu kỳ, lãng mạn của bức tranh thiên nhiên Trường Sơn đại ngàn giữa mùa trút lá.

Lấy hiện thực làm điểm tựa cho cảm xúc, những trải nghiệm có thật đã tạo nên sự rung động thẩm mỹ trong tâm hồn bay bổng của Nguyễn Đình Thi. Bất ngờ, xúc động ông đã nhặt một chiếc lá đỏ ép vào cuốn sổ ghi chép và trong khoảnh khắc đó bài thơ được ra đời, và trở thành khúc ca ra trận dọc theo chiều dài đất nước.

Bài thơ này về sau đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

b. Mạch cảm xúc

- Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là tình yêu quê hương, đất nước. Cảm xúc ấy vận động qua các cung bậc:

+ Mến thương người em gái nhỏ - hình bóng quê hương – mà người lính tình cờ gặp gỡ trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Yêu mến, tự hào về những người anh hùng chưa biết tên làm nên chiến thắng vĩ đại; biết ơn những cống hiến, hi sinh lớn lao, thầm lặng của hàng triệu người con cho Tổ quốc,…

+ Niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến.

- Mỗi chiếc lá gợi liên tưởng tới một cá nhân, cả rừng lá đỏ ào ào gợi lên hình ảnh hào hùng của cả dân tộc, đất nước. Tô đậm hình ảnh lá đỏ, nhà thơ như muốn nhần mạnh vai trò, ý nghĩa sự đóng góp của mỗi cá nhân vào thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh nhân dân.

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Bốn dòng thơ đầu (cuộc gặp gỡ trên đỉnh Trường Sơn)

- Cuộc gặp gỡ diễn ra trên đỉnh Trường Sơn “lộng gió”, “rừng lạ ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vừa lãng mạn vừa hào hùng, dữ dội với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào như chút gió lộng trên những đỉnh núi cao giữa mùa thu đại ngàn của Trường Sơn, lửa bụi chiến tranh bay nhòa trời,…Tất cả gợi lên một khung cảnh Trường Sơn trong những năm tháng không thể nào quên. Đó là thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt, lúc toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến, quyết tâm thống nhất đất nước.

- Hình ảnh “em gái tiền phương” hiện lên qua những chi tiết: Em đứng bên đường như quê hương; Vai áo bạc quàng súng trường, gợi cảm giác vừa thân thương, dịu dàng, gần gũi, giản dị, vừa kiên cường, dũng cảm, vững vàng khi làm nhiệm vụ.

- Hình ảnh “em gái tiền phương” được so sánh “như quê hương” trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước.

- “Em gái tiền phương” là một cô thanh niên xung phong. Hình ảnh ấy biểu tượng cho cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc, cho khát vọng độc lập, hòa bình của toàn dân.

2. Bốn dòng thơ sau (cuộc chia tay trên đỉnh Trường Sơn)

- Hình ảnh “Đoàn quân vẫn đi vội vã” gợi lên không khí quân hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Từ láy vội vã đã làm nổi bật tinh thần khẩn trương, tranh thủ từng phút giây hành quân ra tiền tuyến cho kịp bước vào trận chiến cuối cùng; bất chấp gian khổ, nguy hiểm. Hình ảnh đoàn quân đi vội vã cũng là biểu tượng kết tinh của tinh thần, ý chí, khát vọng chiến thắng, khát vọng độc lập, thống nhất của cả dân tộc.

- Hình ảnh những binh đoàn bộ đội trùng trùng hối hả ngày đêm hành quân ra trận thời kháng chiến chống thực dân Pháp từng được nhà thơ Tố Hữu khắc họa trong bài thơ Việt Bắc:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi mang ý nghĩa tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc – cuộc hành quân trên đường Trường Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng miền Nam.

2. Nghệ thuật

- Bài thơ viết theo thể tự do. Trong 8 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn.

- Nhịp điệu thơ mang tính dồn dập, vững bền, chắc khoẻ.

- Yếu tố nghệ thuật chính làm nên thành công của “Lá đỏ” là hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ thơ.

- Bài thơ nêu ba hình ảnh: lá đỏ, em gái tiền  phương và đoàn quân như những tâm điểm và đặc tả, có sức khái quát cao về vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam.

- Ngôn ngữ thơ rất chân thực. Cuộc sống chiến trường sôi động, khắc nghiệt nhưng cũng rất trữ tình hiện lên một cách tự nhiên không một chút bóng bẩy, hào nhoáng.


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 kết nối bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ, GA word buổi 2 Ngữ văn 8 kntt bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ, giáo án buổi 2 Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác