Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 CD bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm) giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 3: NHẬT KÍ, PHÓNG SỰ, HỒI KÍ
ÔN TẬP VĂN BẢN: NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM
MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Ôn tập lại những kiến thức về tác giả Đặng Thùy Trâm và Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại nhật kí.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
Về phẩm chất
Ca ngợi những tấm gương anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Sau khi đọc đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm anh chị có suy nghĩ gì về những tấm gương thanh niên đã hi sinh vì Tổ quốc?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gợi ý:
GV dẫn dắt vào bài: Nhà thơ Tố Hữu có những vần thơ nói về sự hi sinh oanh liệt của những con người tuổi đôi mươi như sau “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai“, có những cuộc chia li chẳng hẹn ngày về thế nhưng điều đó dường như không thể ngăn tình yêu nước sục sôi của một thời vàng son. Hãy cùng tìm hiểu về những cảm xúc chân thật ấy qua văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhé.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về thể loại, tác giả,… của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Nội dung: Ôn tập kiển thức về tác giả và tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện.
| DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học thông qua một số câu hỏi sau: + Trình bày ngắn gọn 1 số thông tin về tác giả liệt sĩ Đặng Thùy Trâm? + Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trầm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản? + Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bình giảng:
| I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Đặng Thùy Trâm: 1942 – 1970. - Quê quán: Hà Nội. - Chị tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1966, chị xung phong vào công tác ở chiến trường miền Nam. - Ngày 22/6/1970 trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và anh dũng hi sinh khi chưa đầy 28 tuổi. 2. Tác phẩm - Nhật kí Đặng Thùy Trâm là tập nhật kí được nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm viết từ năm 1968 đến 1970. - Tác giả ghi chép chân thực về cuộc sống hàng ngày của bản thân và đồng đội ở nơi tuyến đầu chống đến quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và cả khát khao cháy bỏng ngày đất nước hòa bình để chị được trở về với Hà Nội thân yêu. 3. Tính phi hư cấu
+ Sự kiện có thực: Nhật kí ghi chép lại cuộc sống hàng ngày của một người nữ bác sĩ nơi chiến tuyến. Những sự kiện, sự vụ mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến. + Thời gian và địa điểm cụ thể: Nhật kí được viết theo thứ tự thời gian, từ năm 1968 đến năm 1970. Địa điểm diễn ra sự việc cũng được ghi chép cụ thể. + Nhân vật có thực: Nhật kí ghi lại những trải nghiệm và sự kiện liên quan đến Đặng Thùy Trâm và những người xung quanh chị. - Tính phi hư cấu có tác dụng: + Tăng tính chân thực: Tính phi hư cấu giúp tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc cảm nhận được sự thật về cuộc sống, con người và sự kiện. + Tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa người đọc và người viết: Khi người đọc biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật, họ có thể cảm thấy mình có một sự liên kết mạnh mẽ hơn với người viết + Tạo độ tin cậy: Tính phi hư cấu giúp tạo độ tin cậy cho người đọc, khi họ biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật + Tạo sự thấu hiểu: Tính phi hư cấu giúp người đọc thấu hiểu hơn về cuộc sống, con người và sự kiện.
+ Sự thật cuộc sống chiến đấu của những con người trên tuyến đầu chống Mỹ. + Thể hiện tinh thần yêu nước cao đẹp đáng tự hào của những thế hệ trẻ tri thức, sẵn sàng bỏ qua những lí tưởng cá nhân vì mục tiêu chung giải phóng dân tộc.
+ Tính phi hư cấu thể hiện rõ nét thông qua các chi tiết như (thời gian, không gian, sự kiện, nhân vật….) + Sự kết hợp của thủ pháp miêu tả cùng trần thuật càng khiến câu chuyện trở nên xúc động và chân thực. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: HS hoàn thành phiếu bài tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao phiếu bài tập cho HS:
Trường THPT:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được trích từ: A. Mãi mãi tuổi hai mươi. B. Nhật kí Đặng Thùy Trâm. C. Nỗi buồn chiến tranh. D. Máu và hoa. Câu 2: Đoạn trích ở trên thuộc thể loại nào? A. Nhật kí. B. Hồi kí. C. Bút kí. D. Phóng sự. Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm là gì? A. Là những nỗi đau, sự mất mát không thể diễn tả thành lời trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ. B. Là bức tranh thực tế chiến đấu khắc nghiệt cùng những cảm xúc của tác giả, song vượt lên trên tất cả đó chính là tinh thần yêu nước. C. Sự u buồn, nỗi nhớ nhà khôn xiết của tác giả. D. Sự u buồn và nỗi khát khao muốn quay trở về Hà Nội để thực hiện những điều còn dang dở. Câu 4: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm? A. Dòng ý thức. B. Miêu tả và trần thuật. C. Nhân hóa. D. So sánh. Câu 5: Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm hi sinh vào ngày tháng năm nào? A. 22/6/1970. B. 22/6/1971. C. 21/6/1970. D. 21/6/1971. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
1. B | 2. B | 3. D | 4. B | 5. A |
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Trình bày cảm nhận của em về cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
Một cuốn nhật kí nói về những năm tháng chiến tranh khốc liệt do một liệt sĩ viết mà em tâm đắnc nhất đó là Nhật kí Đặng Thùy Trâm. Cuốn nhật ký được viết trong ba năm cô làm bác sĩ ở Đức Phổ, nó cho thấy sức tàn phá khốc liệt của chiến tranh và tâm tư người lính xa nhà bằng những dòng ghi chép chân thực. Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được xếp vào một trong mười sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2005 tại Việt Nam.Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào ngày Thương binh liệt sĩ năm 2005 và một năm sau đã bán hơn 400000 bản. Năm 2007, tác phẩm được phát hành tại Mỹ và nhiều quốc gia khác với tên tiếng Anh là Last night, I dreamed of peace và tính đến hôm nay, Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng. Cuốn nhật ký hiện đang được lưu giữ tại Viện Lưu trữ về Việt Nam ở bang Texas, Hoa Kỳ.
Có thể nói cuốn Nhật ký giống như một thước phim trắng đen đã phơi bày nên sự tàn khốc, khó khăn của chiến tranh chống Mỹ. Chỉ bằng những dòng chữ thôi mà đã đủ để cho ta cảm nhận được sự đau đớn, khắc nghiệt và nguy hiểm của các trận đánh ác liệt của quân và dân ta, sự tàn phá, càn quét của Đế Quốc Mỹ. Và cũng thông qua sự thực tế tàn khốc này này ta cũng nhìn thấy được những sự hi sinh của các thanh niên xung phong, họ vẫn sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu, cống hiến cho đất nước.
Trên con đường giải phóng đất nước ngày ấy, Thùy Trâm đã tiếp xúc với các anh em bộ đội và cả người thân của họ nữa. Có cả những người mẹ Việt Nam anh hùng tiễn con đi không có ngày trở lại, có những người vợ đã mất chồng và 3, 4 đứa con. Những hy sinh trong chiến tranh hẳn người Việt Nam nào cũng đã từng được nghe hoặc biết đến qua nhiều phương tiện truyền thông. Nhưng chỉ khi đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nghe những lời tâm sự của người con gái ngày đêm đối mặt với bom đạn, ta mới thấu được những khắc nghiệt đến kinh người của cuộc chiến tranh ngày ấy. Trong quyển Nhật ký này có những trang sách khiến người đọc phải rùng mình và hiểu được lý do tại sao ngày xưa dân ta lại căm thù giặc đến vậy. Nếu đã đọc sách, bạn sẽ không thể quên được hình ảnh những người lính bị bom dội cụt tay, mất cả đôi chân hay bỏng toàn cơ thể. Đồng thời cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm cũng ca ngợi tinh thần chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta.
“Nhật ký này đâu phải chỉ là cuộc sống của riêng mình mà nó phải là những trang ghi lại những mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của những con người gang thép trên mảnh đất miền Nam này.”
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức về văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm thông qua các dạng đề ôn tập.
b. Nội dung: GV chuyển giao các dạng đề tự luận để HS trả lời củng cố kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 cánh diều, giáo án bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng dạy thêm Ngữ văn 12 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Ngữ văn 12 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác