Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 CD bài 2: Loạn đến nơi rồi! (Trích Mùa hè ở biển – Xuân Trình)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 2: Loạn đến nơi rồi! (Trích Mùa hè ở biển – Xuân Trình) giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN: LOẠN ĐẾN NƠI RỒI!
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Ôn tập lại những kiến thức về tác giả Xuân Trình và tác phẩm Loạn đến nơi rồi!
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức và nội dung của hài kịch,
Phân tích và đánh giá được tác động của tác phẩm hài kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện truyền kì.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Loạn đến nơi rồi!
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
3. Về phẩm chất
Phê phán lối suy nghĩ cứng nhắc, áp đặt, duy lí trí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Loạn đến nơi rồi!
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share về thời bao cấp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về thời bao cấp ở đất nước ta .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, gợi mở: “Thời kỳ bao cấp” là cách người ta thường dùng để chỉ giai đoạn từ năm 1975 đến 1986. Đó là giai đoạn đầy khó khăn, vì cả nước vừa phải lo khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tập trung đối phó với kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc ở chiến trường biên giới phía Tây - Nam và phía Bắc, chưa kể còn bị cấm vận nữa. Khó khăn rồi cũng đi qua, cuộc sống của người dân ngày một đi lên nhưng những ký ức về thời bao cấp, trong đó có việc sử dụng sổ gạo, tem phiếu để mua lương thực, thực phẩm… đến nay vẫn còn đọng lại trong tâm trí nhiều người.
- GV dẫn dắt vào bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập đoạn trích nổi bật trong vở hài kịch “Loạn đến nơi rồi!” của tác giả Xuân Trình với những tiếng cười châm biếm sâu cay, nhưng không kém phần thời sự trong cuộc sống hôm nay.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức chung về tác giả, tác phẩm Loạn đến nơi rồi!.
b. Nội dung: Ôn tập kiến thức về tác giả và tác phẩm Loạn đến nơi rồi!.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Xuân Trình và xuất xứ văn bản “Loạn đến nơi rồi!”. + Nhắc lại tình huống kịch và xung đột chính trong tác phẩm. + Nêu nhận xét của em về đặc điểm của nhân vật ông Đoàn Xoa. + Nhắc lại phần tổng kết về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn kịch “Loạn đến nơi rồi!”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức 1. Tác giả và xuất xứ đoạn trích a. Tác giả - Xuân Trình (1936 – 1991) là nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới. Ông được đánh giá là “cánh chim đi đầu” trong việc dự báo đời sống xã hội. - Phong cách mang đề tài về hiện thực đời sống; thấm đượm giá trị nhân văn; mang tính phê phán các sự việc trái ngược với luân thường đạo lí, thuần phong mỹ tục Việt Nam. b. Xuất xứ đoạn trích - Văn bản thuộc thuộc phần cuối của cảnh thứ nhất trong vở kịch “Mùa hè ở biển”. - Tác phẩm được trích trong Kịch Xuân Trình, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1995. 2. Ôn tập đặc điểm của hài kịch trong đoạn trích a. Tình huống kịch Đoạn trích nói về câu chuyện ông Đoàn Xoa nhân một dịp về thăm quê hương. Thấy quê hương trở nên phát triển ông ở lại thêm vài ngày. Trong thời gian đó, ông phát hiện dân làng đang làm khoán chui và bán chui. Không chấp nhận được điều đó, ông muốn báo ngay về trung ương và kêu công an đến lập biên bản. b. Xung đột kịch - Đoạn trích thể hiện trực tiếp xung đột giữa Cụ Bản, anh thuyền trưởng, thủy thủ và ông Đoàn Xoa. - Giữa các nhân vật xảy ra xung đột bởi sự khác biệt về mặt tư tưởng, quan điểm : + Cụ Bản cho rằng cốt yếu vẫn là dân no đủ, ấm no và đó phải là một niềm vui cho tất cả mọi người. Còn ông Đoàn Xoa là một người đề cao nguyên tắc đến mức giáo điều, chỉ cần làm đúng luật mà không xem xét lại lý luận có phù hợp với thực tiễn hay chưa. + Thủy thủ chỉ quan tâm đến lệnh thuyền trưởng, không quan tâm đến hệ thống cán bộ, Đảng ủy,...Ngược lại với ông Đoàn Xoa mọi việc đều phải được thông qua từ trên xuống dưới. + Thuyền trưởng Quân cho rằng hợp tác xã là trái tự nhiên, kìm hãm sự phát triển của con người vì thế nên mọi người ra ngoài làm ăn cá nhân là điều tất yếu. Còn ông Đoàn Xoa vẫn thấy rằng làm việc tập thể là tốt nhất, hợp tác xã là biện pháp tối ưu giúp ai cũng được phát triển. => Nhận xét: xung đột giữa tư duy máy móc, cứng nhắc với sự linh hoạt, thích ứng của thực tiễn; giữa cái cũ và cái mới, giữa cách quản lý ì ạch, duy ý chí với tinh thần dám tiên phong đổi mới... 3. Tổng kết a. Nội dung - Vở kịch đề cập việc thực hiện khoán ruộng đến từng hộ nông dân ở một địa phương. Với cách làm này, năng suất lúa, hoa màu tăng cao, chăn nuôi phát triển mạnh. Vì vậy, dân no ấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. - Qua đó, nói lên cuộc đối đầu giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cổ hủ, cái lạc hậu với cái mới, cái tiến bộ và cuối cùng tư tưởng, cách làm tiến bộ đã giành chiến thắng, đưa xã hội phát triển đi lên. b. Nghệ thuật - Vở kịch đã tái hiện lại khung cảnh làng quê đầy quen thuộc, gần gũi cùng tình huống kịch hài hước, dóm hỉnh, đã tạo nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Loạn đến nơi rồi!
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THPT:…………… Lớp:……………………….. Họ và tên:…………………. PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: LOẠN ĐẾN NƠI RỒI! Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích? A. Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu. B. Ngôn ngữ độc thoại và chỉ dẫn sân khấu. C. Ngôn ngữ đối thoại và bàng thoại. D. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Câu 2: Vì sao có sự xung đột trực tiếp giữa Cụ Bản, anh thuyền trưởng, thủy thủ và ông Đoàn Xoa? A. Vì ông Đoàn Xoa là lãnh đạo. B. Vì ông Đoàn Xoa và những người dân lâu ngày không gặp mặt. C. Giữa các nhân vật có sự khác biệt về mặt tư tưởng, quan điểm. D. Vì những người dân ghét ông Đoàn Xoa. Câu 3: Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa? A. Bất mãn, bực bội khi phát hiện ra việc người dân trong làng đang làm khoán chui. B. Khẩn trương, vội vã khi phát hiện ra việc người dân trong làng đang làm khoán chui. C. Không đồng tình khi phát hiện ra việc người dân trong làng đang làm khoán chui. D. Tức giận, bàng hoàng không thể tin nổi khi phát hiện ra việc người dân trong làng đang làm khoán chui. Câu 4: Điền từ còn thiếu vào dấu “…...…” trong câu sau: “Hài kịch sử dụng tiếng cười để……..những thói hư, tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời trong đời sống.” A. Gây cười, lên án, phê phán, châm biếm. B. Chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích. C. Động viên, khích lệ, an ủi, cổ vũ. D. Châm biếm, đả kích, động viên, khích lệ. Câu 5: Mâu thuẫn nào được phản ánh trong tác phẩm? A. Thiện và ác. B. Cái mới và cái cũ trong sáng tạo nghệ thuật. C. Sự khác biệt thế hệ. D. Cái tốt và cái xấu, giữa cái cổ hủ, cái lạc hậu với cái mới, cái tiến bộ. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1.A | 2.C | 3.D | 4.B | 5.D |
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Phân tích xung đột kịch trong văn bản Loạn đến nơi rồi!.
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Đoàn Xoa trong văn bản Loạn đến nơi rồi!.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
- Xung đột nội tâm của Đoàn Xoa: Đoàn Xoa phải đối mặt với xung đột nội tâm giữa lý tưởng cách mạng và thực tế hiệu quả của những cải cách không chính thống mà người dân đã tự áp dụng. Sự mâu thuẫn này được thể hiện rõ ràng trong những đoạn đối thoại của ông với các nhân vật khác và trong những hành động của ông khi phát hiện ra tình hình thực tế tại làng quê của mình.
- Xung đột giữa lí tưởng và lợi ích cá nhân: Nhân vật Đoàn Xoa phải đối mặt với xung đột giữa việc duy trì lý tưởng cách mạng về hợp tác xã và những lợi ích cá nhân, như sự tiện lợi và hiệu quả kinh tế mà những cải cách khoán chui mang lại cho người dân.
Câu 2:
- Đoàn Xoa là một cán bộ nhiệt tình và tâm huyết với công việc của mình. Ông luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ và giữ vững các nguyên tắc của Đảng và Nhà nước trong quản lý và phát triển nông nghiệp.
- Đoàn Xoa là người trung thực và nghiêm túc trong công việc. Ông luôn đề cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, không chấp nhận bất kỳ hình thức gian lận hay lạm dụng quyền lực nào.
- Thế nhưng, Đoàn Xoa lại có tư tưởng bảo thủ và cứng nhắc, ít chấp nhận những thay đổi và cải cách mới mẻ. Ông tin tưởng tuyệt đối vào mô hình hợp tác xã truyền thống và phản đối mạnh mẽ các hình thức khoán sản phẩm mà người dân tự ý áp dụng. Chính vì thế, Đoàn Xoa phải đối mặt với xung đột giữa lý tưởng cách mạng và thực tế hiệu quả của những cải cách không chính thống mà người dân đã tự áp dụng.
=> Nhân vật Đoàn Xoa chính là đại diện cho những cán bộ lãnh đạo với tư tưởng bảo thủ nhưng rất tâm huyết và trung thực. Qua nhân vật này, tác giả đã phản ánh sâu sắc xung đột xã hội và tư tưởng trong quá trình cải cách nông nghiệp tại Việt Nam. Chính mâu thuẫn này đòi hỏi sự khoan dung, linh hoạt và cởi mở trong quá trình quản lí và lãnh đạo. Bởi đôi khi, việc giữ vững nguyên tắc cần phải kết hợp với sự thấu hiểu và chấp nhận những thay đổi tích cực từ thực tế.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 cánh diều, giáo án bài 2: Loạn đến nơi rồi! (Trích Mùa dạy thêm Ngữ văn 12 CD, soạn giáo án dạy thêm bài 2: Loạn đến nơi rồi! (Trích Mùa Ngữ văn 12 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác