Soạn giáo án đạo đức 3 cánh diều bài 8: Em hoàn thiện bản thân (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 3 bài 8: Em hoàn thiện bản thân (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: EM HOÀN THIỆN BẢN THÂN (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù : Góp phần hình thành năng lực phát triển bản thân.

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. 3. Phẩm chất:

- Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. 1. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT đạo đức
  • Thiết bị dạy học:
  • Các video clip liên quan đến hoàn thiện bản thân, khắc phục điểm yếu, phát tiển điểm mạnh.
  • Tranh, hình ảnh về nội dung hoàn thiện bản thân, khắc phục điểm yếu, phát tiển điểm mạnh.  
  • Máy chiếu đa năng, máy tính.... (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • Tài liệu : SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 8.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hát HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn nục đạo đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: Mỗi nhóm cử một đại diện thể hiện tài năng của bản thân (ca hát, nhảy múa, kể chuyện, vẽ,...).

c. Cách thức thực hiện:

- GV nêu tên trò chơi Tài năng tỏa sáng.

- GV hướng dẫn luật chơi: Mỗi nhóm cử một đại diện thể hiện tài năng của bản thân như ca hát, nhảy múa, kể chuyện, vẽ,... Mỗi phần thi chỉ thực hiện không quá 1 phút. Phần thi của nhóm nào được nhiều bình chọn nhất từ các bạn trong lớp sẽ giành chiến thắng và nhận được ngôi sao điểm thưởng.

- GV tổ chức thực hiện trò chơi: Mời từng bạn đại diện của mỗi nhóm lên trình bày tài năng của mình.

- GV cho cả lớp vỗ tay bình chọn cho nhóm có đại diện mà các em yêu thích. Nhóm nào nhận được tiếng vỗ tay to nhất sẽ là nhóm giành chiến thắng.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết và dẫn nhập vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.

a. Mục tiêu: HS nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu và cách khắc phục điểm yếu.  

b.Nội dung: Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và cách khắc phục điểm yếu của nhân vật Cao Bá Quát trong truyện.  

c. Cách thức thực hiện

- GV giới thiệu 4 tranh có kèm bóng nói.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi:

a. Theo em, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của Cao Bá Quát?

b. Cao Bá Quát đã khắc phục điểm yếu của bản thâ bằng cách nào?

 

- GV kể lai chuyện Văn hay chữ tốt.

    “Thuở nhỏ còn đi học, chữ của Cao Bá Quát rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

     Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

-         Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu lên quan, nhờ cậu viết giúp cho là đơn có được không?

    Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

-         Tưởng việc gì khó, chứ việc đó cháu xin sẵn lòng!

     Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan trên  sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà cụ kể lại chuyện ấy khiến ông vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chắng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

     Mỗi buổi sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cách viết nét “sổ thẳng” cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

     Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Sau này, ông nổi danh khắp là người văn hay chữ tốt”.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.  

Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu:

- HS nêu được cách tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

- HS kể thêm được cách khác để tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

b. Nội dung: Hãy lựa chọn và kể thêm các cách để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nhận biết một số cách để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân như: tự suy nghĩ và liệt kê ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; tích cực tham gia các hoạt động; lắng nghe ý kiến từ người thân, thầy cô và bạn bè.

- GV cho thời gian, HS chọn hình ảnh phù hợp theo suy nghĩ bản thân.

- GV mời 2 – 3 bạn HS phát biểu câu trả lời.

 

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS đưa ra nhận xét về việc rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của các bạn.  

b. Nội dung: Đưa ra nhận xét về các bạn trong từng tình huống.

c. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm học tập.

- GV yêu cầu các nhóm đọc tình huống và đưa ra nhận xét đối với các bạn Vũ, Quyên và Ký trong các tình huống trong SGK.

+ Tình huống 1: Thấy giọng nói của mình quá nhỏ, nghe lại không hay nên Vũ rất ít nói, ngại phát biểu ý kiến. Vũ hỏi Hoàng làm sao có thể nói to, rõ ràng. Hoàng khuyên Vũ nên luyện giọng hằng ngày bằng cách đọc to truyện, thơ,...

 

+ Tình huống 2: Sau khi đạt giải Nhất trong cuộc thi chạy Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, Quyên đã không còn giữ thói quen chạy bộ mỗi sáng. Khi mẹ hỏi, Quyên đã bảo: “Cả trường không ai là đối thủ của con thì cần gì phải tập ạ!”

+ Tình huống 3: Quân rủ Ký đến nhờ cô giáo góp ý lựa chọn tiết mục văn nghệ phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu của mình. Ký cho rằng điểm mạnh, điểm yếu phải do mình tự nhận ra, không cần hỏi người khác.

 

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

 

- GV nhận xét, tổng kết những nhận xét phù hợp.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp nhắm rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. 

b. Nội dung: Đọc tình huống trong SGK và cho biết cách ứng xử của em.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: Em sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp này?

+ Tình huống 1: Nhóm em sẽ diễn kịch vào tuần sau và cần thảo luận để phân công nhiệm vụ trong nhóm. Nhóm trưởng chọn hình thức bốc thăm ngẫu nhiên để phân vai.

Em sẽ ứng xử như thế nào khi:

    - Em nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình.

    - Em nhận được vai lại là điểm yếu của em.

 

 

+ Tình huống 2: Em sắp tham gia cuộc thi vẽ tranh của trường. Tuy nhiên, em cảm thấy khả năng phối hợp màu sắc của mình chưa tốt.

Em sẽ làm gì khi chỉ còn ba ngày nữa là cuộc thi chính thức diễn ra?

- GV cho thời gian HS đọc tình huống và tìm cách ứng xử phù hợp.

- GV mời 2 – 4 HS đưa ra cách ứng xử cho từng tình huống trên.

- GV nhận xét và rút ra những cách ứng xử phù hợp.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ một số cách đơn giản để tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

a. Mục tiêu: Chia sẻ được một số cách để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

b. Nội dung: Chia sẻ những cách đã thực hiện để tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS viết và trang trí lên bông hoa đã thực hiện để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

- GV mời 3 – 5 HS chia sẻ, kể lại những cách đã thực hiện để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

- GV nhận xét, đánh giá.  

Hoạt động 2: Thực hiện các cách để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

a. Mục tiêu: Thực hiện được một số cách thức để rèn luyện nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

b. Nội dung: Đưa ra được những cách thức để rèn luyện nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.  

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS ghi lại những điểm mạnh và điểm yếu. Thực hiện những cách thức để rèn luyện nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đó của bản thân.

- GV hướng dẫn HS viết nhật ký ghi chép về các cách rèn luyện nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

 

 

- GV mời 3 – 5 bạn chia sẻ sau 1 tuần thực hiện.

- GV nhận xét, động viên HS tích cực đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và rèn luyện nhằm hoàn thiện bản thân.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV cho HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 44.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn luật chơi.  

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi, nhận ra điểm mạnh của mình và tự tin thể hiện điểm mạnh đó.  

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, kể chuyện và trả lời được:

+ Điểm mạnh của Cao Bá Quát là văn hay, viết đơn lí lẽ rõ ràng, biết giúp đỡ mọi người nhưng Cao Bá Quát có điểm yếu là viết chữ quá xấu.

+ Cao Bá Quát đã khắc phục điểm yếu bằng cách chăm chỉ luyện tập viết chữ ngày đêm không ngừng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe GV kể chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh:

+ Nhận biết được một số sách để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

+ Kể thêm được một số cách khác dể tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: viết nhật kí rèn luyện, tự rèn luyện, lắng nghe chuyên gia tâm lí – giáo dục tư vấn,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm đọc tình huống và đưa ra những nhận xét cho từng tình huống:

+ Tình huống 1: Bạn Vũ không nên ngại phát biểu ý kiển và ít nói vì giọng bạn nhỏ và chưa hay. Bạn Vũ nên luyện giọng nhiều hơn bằng cách đọc to truyện và thơ như bạn Hoàng khuyên.

+ Tình huống 2: Bạn Quyên không nên chủ quan về thành tích đã có, nên giữ thói quen luyện tập mỗi ngày để duy trì và nâng cao thành tích của bản thân.

+ Tình huống 3: Điểm mạnh, điểm yếu có nhiều cách để nhận ra. Ngoài việc bản thân tự nhận ra, còn có thể thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động, lắng nghe ý kiến từ người thân, thầy cô và bạn bè,…

- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

+ Tình huống 1: HS mạnh dạn nhập vai phù hợp với điểm mạnh của mình. Với vai diễn là điểm yếu, nếu có thời gian HS sẽ cố gắng tập luyện để khắc phục điểm yếu dần dần và nhận vai. Nếu thời gian quá gấp rút, HS sẽ xin phép không nhận vai vì gây ảnh hưởng đến chất lượng của vở kịch.

+ Tình huống 2: HS cố gắng luyện tập cách phối màu cho đẹp và phù hợp. HS có thể nhờ thêm thầy cô, cha mẹ hoặc cho xem các clip hướng dẫn phối màu trên internet để luyện tập theo.

 

- HS trình bày  

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS vẽ hoặc cắt dán được bông hoa, viết ra được các cách đã thực hiện để tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

 

 

 

- HS mạnh dạn chia sẻ trước lớp.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV yêu cầu.

 

- HS thực hiện được nhật kí ghi chép về các cách rèn luyện nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân ở trường, ở nhà, với mọi người xung quanh.

- HS chia sẻ với các bạn.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- HS đọc và ghi nhớ.

 

- HS ghi nhớ nhiệm vụ.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.


=> Xem toàn bộ Giáo án Đạo đức 3 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Đạo đức 3 cánh diều bài 8: Em hoàn thiện bản thân (2, GA word Đạo đức 3 cd bài 8: Em hoàn thiện bản thân (2, giáo án Đạo đức 3 cánh diều bài 8: Em hoàn thiện bản thân (2

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác