Soạn giáo án đạo đức 3 cánh diều bài 4. Em ham học hỏi (3 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 3 bài 4. Em ham học hỏi (3 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: HAM HỌC HỎI
BÀI 4. EM HAM HỌC HỎI (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi.
- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi với lứa tuổi của mình.
- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
- Năng lực
- Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành năng lực phát triển bản thân.
- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất:
- Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Tài liệu : SGK, SGV, vở BT đạo đức 3.
- Thiết bị dạy học :
- Các video clip liên quan đến tinh thần ham học hỏi.
- Tranh, hình ảnh về nội dung tinh thần ham học hỏi.
- Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tài liệu : SGK, VBT, đồ dùng học tập.
- Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thu hút HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức để kích thích nhu các tìm hiểu, khám phá tri thức mới. b. Nội dung: HS lắng nghe bài hát Mẹ ơi tại sao? của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên, HS kể ra các câu hỏi mà bạn nhr trong bài hát đã hỏi mẹ. c. Cách thức thực hiện: - GV nêu tên bài hát: Mẹ ơi tại sao? - GV hướng dẫn nhiệm vụ: Đề nghị HS xem clip bài hát Mẹ ơi tại sao? Lắng nghe hoặc hát theo lời bài hát, sau đó yêu cầu HS kể lại các câu hỏi mà bạn nhỏ trong bài hát đã hỏi mẹ. HS kể được nhiều nhất sẽ được phần thưởng từ GV. - GV tổ chức thực hiện trò chơi: GV để HS tập trung lắng nghe và hát theo lời bài hát trong vòng khoảng 5 phút.
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất và dẫn nhập vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là ham học hỏi. b.Nội dung: Đọc câu chuyện Bác Hồ học tiếng Pháp và trả lời câu hỏi. c. Cách thức thực hiện - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? Việc làm đó thể hiện điều gì?
- GV mời HS phát biểu câu trả lời.
- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp. Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện của việc ham học hỏi. b. Nội dung: Tìm ra được các biểu hiện của việc ham học hỏi và biểu hiện của việc không ham học hỏi của các bạn trong tranh. c. Cách thức thực hiện: - GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Việc làm của bạn nào trong tranh thể hiện việc ham học hỏi và việc làm của bạn nào trong tranh thể hiện việc không ham học hỏi? - GV cho thời gian HS quan sát tranh và nhận xét các việc làm thể hiện việc ham học hỏi và việc làm thể hiện không ham học hỏi của các bạn trong tranh. - GV đề nghị HS chia sẻ thêm các biểu hiện khác của việc ham học hỏi.
- GV mời HS phát biểu câu trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp. Hoạt động 3. Nghe Quốc ca và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS biết được lợi ích của việc ham học hỏi. b. Nội dung: Kể chuyện Chuyện của bạn Bảo theo tranh và thảo luận cùng bạn. c. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện. - GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu các nhóm quan sát tranh, thảo luận, kể lại câu chuyện theo tranh và trả lời các câu hỏi: a. Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao? b. Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì? - GV cho HS thời gian làm việc nhóm và quan sát, hướng dẫn, gợi mở thêm cho HS (nếu cần).
- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến a. Mục tiêu: HS thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với các hành vi, biểu hiện về việc ham học hỏi và không ham học hỏi của người khác b. Nội dung: Hãy bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình của em với các tình huống trong SGK. c. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm học tập. - GV yêu cầu các nhóm đọc tình huống và thể hiện ý kiến: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào dưới đây? Vì sao? a. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài. b. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp. c. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè. d. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.
|
- HS lắng nghe GV hướng dẫn nhiệm vụ.
- HS tích cực tham gia hoạt động và kể được các câu hỏi mà bạn nhỏ trong bài hát đã hỏi mẹ như: Mẹ ơi tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi? Mẹ ơi tại sao ông trời nhiều mây thế? Tại sao mẹ ơi trời mưa hay nắng?...; Mẹ ơi tại sao trong giấc chiêm bao, ông tiên hiện về ông nói ông cười?... - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời được cách thức mà Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như: Bác học với hai người lính trẻ, học từ sách vở; luôn đặt câu hỏi để biết tên của các đồ vật gọi bằng tiếng Pháp; ghi các từ mới vào mảnh giấy nhỏ và dán ở nơi dễ nhìn thấy để luyện tập; tham gia viết báo và nhờ người khác sửa lỗi để nâng cao kĩ năng viết tiếng Pháp; đọc sách báo bằng tiếng Pháp nhằm trau dồi kiến thức và học tập bằng tiếng Pháp. - HS trả lời được việc làm đó thể hiện đức tính kiên trì, siêng năng, ham học hỏi của Bác Hồ. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát tranh, lắng nghe câu hỏi và thảo luận trả lời.
- HS gọi đúng được các biểu hiện của việc ham học hỏi của các bạn HS ở tranh 1, 2, 3 và việc làm thể hiện không ham học hỏi ở tranh 4. - HS kể thêm các biểu hiện khác của ham học hỏi như: thường xuyên đặt các câu hỏi đối với các vấn đề chưa rõ; hay quan sát, khám phá các hiện tượng, sự vật xung quanh; luôn tập trung lắng nghe người khác nói;… - Một vài HS phát biểu câu trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát tranh, lắng nghe, thảo luận trả lời câu hỏi. + HS kể lại đúng tiến trình của câu chuyện từ tranh 1 đến tranh 4 và thể hiện được trong câu chuyện này: Bảo không phải là người ham học hỏi vì khi gặp bài toán khó, Bảo đã không tham gia thảo luận cùng các bạn và cũng không nhờ sự hướng dẫn của cô giáo. Ngoài ra, Bảo chưa thể hiện được sự kiên trì, quyết tâm dẫn đến không muốn tiếp tục thực hiện bài toán. + HS nêu được một số lợi ích của việc ham học hỏi như: thông minh hơn; biết được nhiều điều mới mẻ; đem lại niềm vui; trò chuyện tốt hơn với nhiều người; rèn luyện tính siêng năng, kiên trì,… - HS lắng nghe và tiếp thu.
|
Soạn giáo án Đạo đức 3 cánh diều bài 4. Em ham học hỏi (3 tiết), GA word Đạo đức 3 cd bài 4. Em ham học hỏi (3 tiết), giáo án Đạo đức 3 cánh diều bài 4. Em ham học hỏi (3 tiết)
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác