Soạn giáo án đạo đức 3 cánh diều bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Đạo đức 3 bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè.

- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi.

  1. 3. Phẩm chất:

- Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.  

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. 1. Đối với giáo viên
  • Tài liệu : SGK, SGV, vở BT đạo đức
  • Thiết bị dạy học :
  • Các video clip liên quan đến xử lí bất hòa.
  • Tranh, hình ảnh về nội dung xử lí bất hòa.
  • Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • Tài liệu : SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức để kích thích nhu các tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: HS lắng nghe bài hát Lớp chúng ta đoàn kết và trả lời câu hỏi.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS xem clip bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. HS nghe hoặc hát theo bài hát.  

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Bài hát trên thể hiện điều gì?

- GV mời 3 – 5 HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất, tìm ra HS chiến thắng và dẫn nhập vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách đơn giản để xử lí bất hòa với bạn bè.

b.Nội dung: HS kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.  

c. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:

a. Minh cùng Lam đã làm gì để xử lí bất hòa với các bạn?

b. Theo em, còn cách nào khác để giúp Lan xử lí bất hòa với các bạn?

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 2. Quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách đơn giản để xử lí bất hòa với bạn bè và kể thêm được một số cách xử lí bất hòa khác.  

b. Nội dung: HS tìm ra được cách xử lí bất hòa của các bạn trong tranh và thực hiện theo yêu cầu trong SGK.   

c. Cách thức thực hiện:

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

a. Hãy nêu cách xử lí bất hòa với bạn bè ở các tranh trên?

b. Hãy kể thêm các cách xử lí bất hòa khác mà em biết?

- GV cho thời gian HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.  

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 3. Nhận xét các cách xử lí bất hòa

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách nên và không nên sử dụng để xử lí bất hòa với bạn bè.

b. Nội dung: HS nhận xét và nêu ý kiến về các cách xử lí bất hòa trong SGK.  

c. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS đọc các cách xử lí bất hòa trong SGK:

a. Khi có bất hòa xảy ra với Minh, Thúy tìm cách chia sẻ với Minh để hai bạn hiểu nhau.

b. Khi xảy ra bất hòa với bạn, Lan chủ động hòa giải.

c. Khi được Huy góp ý vì làm sai, Hằng không lắng nghe mà còn cãi lại.

d. Mỗi lần tức giận, Duy chọn cách im lặng và ra nơi khác, tránh bất hòa nhiều hơn. 

- GV cho thời gian suy ngẫm và nhận xét các cách xử lí bất hòa với bạn bè.

- GV mời HS đưa nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra nhận xét phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem clip, lắng nghe và hát theo bài hát.

- HS tích cực xung phong trả lời câu hỏi và nêu được các biểu hiện của lớp học đoàn kết.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, kể chuyện theo tranh và trả lời được:

+ Bạn Minh và bạn Lam tìm đến sự tư vấn và giúp đỡ từ cô giáo để xử lí bất hòa.

+ Một số cách khác để xử lí bất hòa với bạn như trò chuyện thẳng thắn, chủ động hòa giải, tìm hiểu nguyên nhân,…

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

+ HS trả lời được các cách xử lí bất hòa như bình tĩnh và không nóng giận, nhận lỗi và xin lỗi, chủ động hòa giải.

+ HS nêu được một số cách xử lí bất hòa khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và đưa ý kiến:

+ Nhận xét được cách xử lí bất hòa ở câu a, b và d là phù hợp vì đây là những cách chủ động xử lí bất hòa thiện chí và hướng đến giải quyết vấn đề triệt để.

+ Nhận biết được cách xử lí bất hòa ở câu c là chưa phù hợp vì dẫn đến tranh cãi và làm cho bất hòa càng nghiêm trọng hơn.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Đạo đức 3 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Đạo đức 3 cánh diều bài 10: Em xử lí bất hòa với, GA word Đạo đức 3 cd bài 10: Em xử lí bất hòa với, giáo án Đạo đức 3 cánh diều bài 10: Em xử lí bất hòa với

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác