Soạn giáo án Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức bài 3: Công nghệ phổ biến

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ thiết kế 10 bài 3: Công nghệ phổ biến sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Kể được tên một số công nghệ phổ biến.

- Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ: nêu tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến.

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
  1. 3. Phẩm chất
  • Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu công nghệ phổ biến.
  • Có thái độ học tập tích cực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  • Sơ đồ, tranh ảnh SGK phóng to.
  1. Đối với học sinh:
  • Đọc trước bài trong SGK.
  • Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, sự tò mò, thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. Nội dung: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết. Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết.
  4. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: Quan sát và cho biết Hình 3.1 mô tả công nghệ nào? Hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết. Hãy kể tên một một số công nghệ khác mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân:

  • Hình 3.1 SGK mô tả công nghệ hàn,
  • Sản phẩm của công nghệ hàn rất đa dạng như khung nhà xưởng, cầu, vật dụng gia đình....
  • Một số công nghệ khác như: công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ điện – quang.....

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Công nghệ rất đa dạng, phong phú, chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó công nghệ trong lĩnh vực luyện kim – cơ khí; công nghệ trong lĩnh vực điện - điện tử là phổ biến. Vậy đặc điểm của các nhóm lĩnh vực trên có đặc điểm như thế nào, chúng ta tìm hiểu Bài 3: Công nghệ phổ biến.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ luyện kim

  1. Mục tiêu: giúp HS hiểu về khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ luyện kim.
  2. Nội dung:

- Nêu khái niệm, sản phẩm và phân loại của công luyện kim.

- Quan sát Hình 3.2 và cho biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang - thép bằng bao nhiêu?

  1. Sản phẩm học tập: khái niệm, sản phẩm và phân loại của công nghệ luyện kim.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu khái niệm công nghệ luyện kim.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Quan sát Hình 3.2 và cho biết nhiệt độ cần thiết của lò cao để luyện gang - thép bằng bao nhiêu?

- GV yêu cầu HS: nêu sản phẩm của công nghệ luyện kim.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện 1 – 2 HS :

- Nhiệt độ cần thiết của lò cao là 2.000°C.

- Sản phẩm của công nghệ luyện kim là kim loại đen hoặc kim loại màu ở dạng thô thường làm nguyên liệu cho các công nghệ chế tạo vật liệu kim loại khác. - GV phân loại công nghệ luyện kim: Theo sản phẩm được tạo ra, công nghệ luyện kim chia làm hai loại là

+ công nghệ luyện kim đen (tạo ra gang và thép)

+ công nghệ luyện kim màu (tạo ra nhóm, đồng, vàng, chỉ, kẽm,...).

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV Kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư luyện kim là người tốt nghiệp trường đại học kĩ thuật ngành kĩ thuật vật liệu kim loại. Công việc chính của kĩ sư luyện kim là thiết kế nhà máy và các thiết bị luyện kim, lập các quy trình công nghệ và điều hành các quy trinh để sản xuất ra các kim loại và hợp kim, hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực luyện kim.

I. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí

1. Công nghệ luyện kim

- Công nghệ luyện kim là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

- Sản phẩm của công nghệ luyện kim là kim loại đen hoặc kim loại màu ở dạng thô thường làm nguyên liệu cho các công nghệ chế tạo vật liệu kim loại khác.

- Theo sản phẩm được tạo ra, công nghệ luyện kim chia làm hai loại là công nghệ luyện kim đen (tạo ra gang và thép) và công nghệ luyện kim màu (tạo ra nhóm, đồng, vàng, chi, kẽm,...).


=> Xem toàn bộ Giáo án Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Công nghệ thiết kế 10 kết nối bài 3: Công nghệ phổ biến, GA word Công nghệ thiết kế 10 kntt bài 3: Công nghệ phổ biến, giáo án Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức bài 3: Công nghệ phổ biến

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC