Soạn giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức bài: Ôn tập chương II

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 công nghệ bài: Ôn tập chương 2 - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP CHƯƠNG II

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống được các kiến thức chương II – Cơ khí.
  • Trả lời được các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
    • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
    • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
    • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu, nâng cao kiến thức về cơ khí.
  • Năng lực công nghệ :
  • Nhận thức công nghệ: nắm được các kiến thức đã học về cơ khí.
  • Sử dụng công nghệ: vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
  • Có ý thức tìm hiểu và thể hiện được sự yêu thích đối với các hoạt động liên quan đến cơ khí.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung kiến thức chương II.
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu liên quan đến cơ khí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên và các hình minh họa.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS: Ghép hình ảnh minh họa bài học phù hợp với tên các bài đã học trong chương II – Cơ khí.

Hình ảnh minh họa bài học

Tên bài

1. Xe đạp

a. Truyền và biến đổi chuyển động

2. Một số công việc trong nghề cơ khí

b. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

 

 

 

 

 

3. Phôi và chìa khóa

c. Vật liệu cơ khí

 

 

 

 

 

4. Một số mẫu móc khóa

d. Gia công cơ khí bằng tay

5. Mô hình cơ cấu tay quay con trượt

e. Dự án: Gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: 1 - c, 2 - b, 3 - d, 4 - e, 5 - a.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: khí là một hoạt động thân thuộc, gần gũi với đời sống HS. Thông qua việc tìm hiểu các kiến thức và hoạt động thực hành trong chương II, các em đã có những hiểu biết nhất định về cơ khí. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi hệ thống lại kiến thức trong chương II một lần nữa. Chúng ta cùng vào bài Ôn tập chương II.  

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức

  1. Mục tiêu: HS hệ thống hóa kiến thức về cơ khí (vật liệu cơ khí, truyền và biến đổi chuyển động, gia công cơ khí bằng tay, ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí, dự án: gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, nêu tóm tắt, ngắn gọn các kiến thức đã học trong chương II.
  3. Sản phẩm học tập: HS vẽ được vào vở sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản đã học của chương II.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Nêu tóm tắt, ngắn gọn những kiến thức chủ yếu đã được học trong chương II.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày, sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương II.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Hệ thống hóa kiến thức

HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương II vào giấy A3.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học trong chương II để trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thức đã học, kiến thực thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các kiến thức liên quan đến chương II.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

Câu 1. Hãy cho biết lõi dây điện được làm từ vật liệu kim loại nào?

  1. Thép.
  2. Gang.
  3. Đồng.
  4. Nhôm.

Câu 2. Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 3. Ứng dụng của đồng và hợp kim đồng là?

  1. Làm chi tiết máy, máy công nghiệp, nông nghiệp, trong xây dựng, cầu đường,… các vật dụng trong gia đình như khóa cửa, đinh vít,…
  2. Làm vỏ máy như vỏ động cơ, vỏ máy công nghiệp,… các vật dụng gia đình như nồi cơm,…
  3. Làm dây dẫn điện, chi tiết máy như bạc trượt, các chi tiết gia dụng như vòng đệm, vòi nước, các chi tiết tiếp xúc trong đồ điện,…
  4. Làm dây dẫn điện, chi tiết máy như vỏ máy công nghiệp, vật gia dụng như khung cửa, tủ,…

Câu 4. Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào?

  1. Tay quay.
  2. Con trượt.
  3. Thanh truyền.
  4. Giá đỡ.

Câu 5. Cấu tạo cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy bộ phận?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 6: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu

  1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
  2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
  3. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.
  4. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay.

Câu 7: Độ dài của thước lá là

  1. 150 – 1000 mm.
  2. 300 – 2000 mm.
  3. 50 – 1000 mm.
  4. 500 – 5000 mm.

Câu 8: Có mấy quy định về an toàn khi cưa?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 9: Đâu là hình ảnh thể hiện ngành nghề chế tạo rô bốt trong lĩnh vực cơ khí

  1. a.
  2. b.
  3. c.
  4. d.

Câu 10: Nhờ cơ khí con người có thể chiếm lĩnh

  1. Không gian.
  2. Thời gian.
  3. Không gian và thời gian.
  4. Không gian hoặc thời gian.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

C

B

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

B

C

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức thực tế, thể hiện, chia sẻ được những hiểu biết liên quan đến nội dung chương học.
  3. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thực thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS các câu hỏi về cơ khí.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

Câu 1: Kể tên một số đồ dùng trong nhà làm từ các loại vật liệu cơ khí em đã học.

Câu 2: Em hãy nêu quy trình dũa kim loại.

Câu 3: Hãy mô tả cấu tạo bộ truyền chuyển động của bộ truyền xích xe đạp.

Câu 4: Bánh răng dẫn có 20 răng, bánh răng bị dẫn có 60 răng ăn khớp với nhau. Nếu trục bánh răng dẫn quay với tốc độ là 300 vòng/phút thì trục bánh răng bị dẫn quay với tốc độ là bao nhiêu?

Câu 5: Để có thể đáp ứng được công việc trong lĩnh vực cơ khí, em cần học tốt các môn học và tham gia hoạt động giáo dục nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Câu 1:

+ Vật liệu kim loại đen: Gang, thép có thể sử dụng để làm các đồ dùng như: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, đường ray, các sản phẩm thép trong xây dựng nhà cửa, thân máy,...

+ Vật liệu kim loại màu:

  • Đồng: trống, nồi, bộ lư, thau, mâm, cầu dao, bạc lót,....
  • Nhôm: ấm, cửa, giá sách, chậu, xoong, chậu nhôm, thìa, đũa, mâm,...

+ Chất dẻo: ống nước, vỏ dây cáp điện, khung cửa sổ, lớp lót ống, băng tải, dép, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải,...

+ Cao su: ủng đi nước, đệm, lốp xe, săm xe, ống dẫn, đai truyền, sản phẩm cách điện (găng tay cao su), phao bơi,...

Câu 2:

+ Bước 1. Kẹp phôi

Kẹp chặt phôi trên ê tô giống như khi đục.

+ Bước 2. Thao tác dũa

Dùng 2 tay ấn đều cán dũa và đầu dũa, đồng thời đẩy dũa tịnh tiến lên phía trước để cắt gọt. Khi gần hết chiều dài lưỡi cắt, kéo dũa về với tốc độ nhanh hơn, đồng thời dịch chuyển sang ngang khoảng 1/3 chiều rộng dũa. Các thao tác dũa được

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức bài Ôn tập chương 2, Giáo án word công nghệ 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ công nghệ 8 kết nối tri thức công nghệ 8 kết nối tri thức bài Ôn tập chương 2

Xem thêm giáo án khác