Soạn giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức bài 20 Dự án: Thiết kế hệ thống tưới cây tự động

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 công nghệ bài 20 Dự án: Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 20. DỰ ÁN: 

THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI CÂY TỰ ĐỘNG

(3 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Phát biểu vấn đề thực tiễn cần giải quyết trong bối cảnh cụ thể.
  • Đề xuất được giải pháp và thiết kế được sản phẩm đơn giản (hệ thống tưới cây tự động) dựa trên quy trình thiết kế kĩ thuật và kiến thức, kĩ năng về công nghệ.
  • Đề xuất được tiêu chí đánh giá sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí đó.
  1. Năng lực 

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm; trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,... khi thực hiện dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới, giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn.

Năng lực công nghệ: 

  • Chủ động học tập, lập kế hoạch để thực hành thiết kế hệ thống tưới cây tự động.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, ham học hỏi, tích cực rèn luyện kĩ năng thiết kế hệ thống tưới cây tự động.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức thiết kế kĩ thuật để thiết kế hệ thống tưới cây tự động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: 
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa.
  • Dụng cụ cơ khí cầm tay: khoan, dao cắt, kìm, súng bắn keo,...
  • Một số mô đun cảm biến đã học (nếu cần).
  • Nguồn 12V, dây dẫn, công tắc.
  • Ổ điện nối nguồn 220V.
  • Vật liệu: van nước, ống nhựa, chai nhựa, bìa giấy, băng dính ống nước,...
  • Phiếu báo cáo thực hành theo mẫu.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Hoạt động giới thiệu dự án và giao nhiệm vụ

  1. a) Mục tiêu:

- Thu hút sự quan tâm của HS vào chủ đề dự án.

- Cung cấp thông tin về việc thực hiện dự án cho HS.

  1. b) Nội dung: 

- GV giới thiệu dự án, mô tả vấn đề thực tiễn cần giải quyết của dự án, nêu sản phẩm cần thiết kế và một số yêu cầu cần đạt của sản phẩm đó.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế hệ thống tưới nước tự động cho một cây cảnh (hoặc một loại cây trong vườn – tùy trường hợp thực tế).

  1. c) Sản phẩm: HS phát hiện được, tên sản phẩm cần thiết kế và một vài yêu cầu cần đạt (tiêu chí) ban đầu.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu dự án: Cây trồng luôn cần chúng ta chăm sóc mỗi ngày. Tưới cây đúng lúc, đủ lượng nước không những giúp cây phát triển tốt mà còn tiết kiệm thời gian và tài nguyên nước, mang lại sự yên tâm cho người trồng cây. 

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế hệ thống tưới nước tự động cho một cây cảnh (hoặc một loại cây trong vườn – tùy trường hợp thực tế).

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 20.1 SGK tr.101 và trả lời câu hỏi: Bức ảnh cho em thấy điều gì, có vấn đề gì trong tình huống này?

- GV hướng dẫn HS phát hiện vấn đề: Điều gì xảy ra với cây trồng khi chúng ta vắng nhà lâu ngày? Nhiệm vụ là cần chế tạo sản phẩm có chức năng gì?

- GV đặt câu hỏi để định hướng cho HS:

+ Vấn đề cần giải quyết là gì? Cần thiết kế sản phẩm đơn giản nào?

+ Cần đánh giá sản phẩm theo những tiêu chí nào?

+ Chế tạo sản phẩm cần chuẩn bị gì và thực hiện theo những bước nào?

Gợi ý một số giải pháp tưới cây tự động trình bày phía dưới Hoạt động 1

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS lắng nghe, quan sát, theo dõi GV chỉ dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Hình 20.1: Bức ảnh nói về hệ thống tưới cây tự động, không cần phải tự tưới cây.

- Đại diện 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi của GV: Khi vắng nhà lâu ngày, cây trồng sẽ bị héo nếu không được tưới nước. Nhiệm vụ đề ra cần chế tạo sản phẩm tưới nước tự động cho cây. 

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, chốt lại kiến thức.

1. Hoạt động giới thiệu dự án và giao nhiệm vụ

Hệ thống tưới cây tự động cần đảm bảo các yêu cầu:

- Phù hợp với chế độ tưới cho từng loại cây trồng.

- Hoạt động chính xác và ổn định.

- Đơn giản, dễ lắp ráp và vận chuyển.

- Sử dụng các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền.

- Không ảnh hưởng tới môi trường.


=> Xem toàn bộ Giáo án Công nghệ 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức bài 20 Dự án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động, Giáo án word công nghệ 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ KHTN 8 kết nối tri thức công nghệ 8 kết nối tri thức bài 20 Dự án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động

Xem thêm giáo án khác